Amazon chính thức lập công ty tại Việt Nam

(SHTT) - Nhận định chung về lợi thế của Amazon ở thị trường thương mại điện tử Việt Nam, Giám đốc Điều hành Amazon Selling Việt Nam, cho rằng Amazon sẽ hỗ trợ tốt hơn cho thương hiệu của DN Việt Nam xuất khẩu.

 Theo thông tin trên tờ Người Lao Động, tại Diễn đàn Tiếp thị trực tuyến (VOMF 2019) vừa diễn ra tại Hà Nội, ông Trần Xuân Thủy, Giám đốc Điều hành Amazon Selling Việt Nam, đã thông tin Amazon vừa mới thành lập Công ty Amazon Global Selling Việt Nam. Đây là lần đầu tiên phía Amazon Việt Nam chính thức chia sẻ với cộng đồng marketing về Amazon Global Selling.

Đáng lưu ý, trước khi trở thành Giám đốc Điều hành Amazon Selling Việt Nam, ông Trần Xuân Thủy đã có 8 năm gắn bó với Alibaba trong cương vị Giám đốc thị trường Việt Nam.

 

Chia sẻ thêm với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Trần Xuân Thủy cho biết thực chất, Amazon đã hiện diện tại Việt Nam từ khá lâu, thông qua nhiều hoạt động phối hợp với Bộ Công Thương để hỗ trợ doanh nghiệp (DN) Việt đưa hàng hóa lên nền tảng này nhằm khai thác tối đa tiềm năng xuất khẩu.

"Tuy nhiên, trước đây, mọi hoạt động của Amazon tại Việt Nam được nhân sự từ nước ngoài hỗ trợ hoạt động. Còn nay, có đội ngũ nhân sự tại chỗ làm việc chính thức cho Amazon Selling Việt Nam và tôi là người đầu tiên đứng ra xây dựng hệ thống" - ông Thủy cho biết.

Nhận định chung về lợi thế của Amazon ở thị trường thương mại điện tử Việt Nam, Giám đốc Điều hành Amazon Selling Việt Nam, cho rằng Amazon sẽ hỗ trợ tốt hơn cho thương hiệu của DN Việt Nam xuất khẩu.

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư, nhận định chung về lợi thế của Amazon ở thị trường thương mại điện tử Việt Nam, Giám đốc Điều hành Amazon Selling Việt Nam, cho rằng Amazon sẽ hỗ trợ tốt hơn cho thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu.

Đại diện của Amazon cũng tiết lộ, thời gian trước, Amazon khuyến khích cá nhân bán hàng trên nền tảng này, nhưng nay xu thế đang thay đổi. Hiện Amazon đang hướng đến hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh trên Amazon, mà cụ thể với doanh nghiệp Việt Nam là tiếp cận thị trường và quảng bá thương hiệu.

Ông Thủy cho biết: "Hiện doanh số trên Amazon gần như 50% đến từ doanh nghiệp, cá nhân chiếm 50%. Tôi nghĩ tỉ lệ cá nhân sẽ tiếp tục giảm trong những năm tới, vì lợi thế của doanh nghiệp rất rõ rệt. Sự kiểm soát về chất lượng, giá thành sản phẩm cũng như các chương trình doanh nghiệp tự làm đều chuyên nghiệp hơn cá nhân bán hàng".

Tại Diễn đàn, nhiều ý kiến cho rằng mở tài khoản trên Amazon khó, lãnh đạo Amazon Global Selling Việt Nam khẳng định từ ngày thành lập đến nay, phương châm của Amazon luôn là "lấy khách hàng làm trung tâm". Việc kiểm soát chặt chẽ người bán một mặt đảm bảo được lòng tin cho người dùng khi mua hàng trên nền tảng thương mại điện tử, một mặt bảo vệ các đối tác bán hàng chân chính trên Amazon.

Loan Hoàng