NASA lên kế hoạch chi tiết đối phó với "mối họa tiềm năng" của Trái đất

(SHTT) - Một vật thể có tên Didymoon được NASA xác định là "mối nguy tiềm năng" đối với Trái đất khi có thể gây ra va chạm và phá hủy hành tinh của chúng ta đang được hãng hàng không vũ trụ này lên kế hoạch triệt hạ vào năm 2022.

 Tiến sĩ Nancy Chabot, người đứng đầu dự án "Thử nghiệm chuyển hướng tiểu hành tinh kép" (DART), vừa công bố vật thể mang tên Didymoon sẽ bị NASA tấn công vào năm 2022. Theo đó, DART - một tàu vũ trụ robot cùng tên với dự án được phóng lên vũ trụ từ giữa năm 2021 sẽ đảm nhận nhiệm vụ này.

Didymoon được NASA xác định là "mối nguy tiềm năng" đối với Trái đất  

Theo các nhà khoa học, vật thể Didymoon (tiếng Hy Lạp nghĩa là sinh đôi) thuộc về một cặp tiểu hành tinh luôn đi kèm nhau gọi là Didymos, trong đó gồm một tiểu hành tinh rộng khoảng 780 m và một tiểu hành tinh "mặt trăng" rộng 170 m – chính là Didymoon.     

Tiểu hành tinh lớn được quan sát thấy lần đầu vào năm 1996, trong khi Mặt trăng của nó được biết đến vào năm 2003, khi cặp đôi này tiếp cận Trái đất ở khoảng cách cực gần (khoảng 7,18 triệu km). Nếu không có gì tác động, cặp đôi sẽ đe dọa Trái đất ở khoảng cách gần hơn nữa vào năm 2123 (chỉ 5,9 triệu km), sau đó tiếp tục sượt qua Sao Hỏa với khoảng cách chỉ 4,69 triệu km vào năm 2144.     

Didymoon sẽ bị NASA tấn công vào năm 2022 

 Sau khi tiến sát vật thể trên, tàu vũ trụ DART sẽ làm nhiệm vụ thu thập các dữ liệu, gửi về Trái đất phục vụ cho nghiên cứu khoa học. Cuối cùng, nó sẽ bắn phá mục tiêu trực diện. Cú va chạm cực mạnh khi DART lao trực tiếp vào có thể phá hủy vật thể nguy hiểm hoặc ít ra là làm nó chệch khỏi quỹ đạo và không còn đe dọa Trái đất nữa. Sau cú tấn công với vật thể tàu vũ trụ cũng sẽ bị phá hủy luôn.

Tàu vũ trụ DART chỉ mới là một phần của hệ thống phòng thủ Trái đất mà NASA nghiên cứu nhiều năm qua. Nếu thử nghiệm này thành công các kế hoạch triệt phá mầm họa đến từ vũ trụ có tính chất tương tự sẽ được tiếp tục triển khai để đối phó thảm họa không gian trong tương lai.

Hoàng An