Thực vật trên Trái Đất thích nghi với biến đổi khí hậu như thế nào?

(SHTT) - Theo một tính toán mới từ các nhà nghiên cứu đến từ Bộ Năng lượng Hoa Kỳ, thực vật trên Trái Đất đang dần thích nghi tốt hơn với điều kiện biến đổi khí hậu trên hành tinh của chúng ta bằng cách gia tăng quá trình loại bỏ khí CO2 để tạo ra O2 cho môi trường.

Một bản tin được đăng trên Telegraph cho biết, một nghiên cứu mới đến từ nhóm nghiên cứu tại Bộ Năng lượng Hoa Kỳ nhận thấy rằng các mô hình tính toán lượng khí CO2 mà tất cả các loài thực vật đang tồn tại trên Trái Đất vẫn chưa chính xác và trung bình mỗi năm con số tính toán thiếu lượng CO2 cây trồng hấp thụ vào ban đêm khoảng 2,4 nghìn tấn.

 

Tiến sĩ William Riley, người đứng đầu cuộc nghiên cứu cho biết: "Đây là tin tốt khi thảm thực vật đang tăng cường đào thải CO2 có trong không khí trên Trái Đất. Nhưng dù thế nào đi nữa, các nhà máy tự nhiên này sẽ không theo kịp với tốc độ tạo ra khí CO2 của con người hiện nay; chỉ là thực vật đang làm tốt hơn so với những gì chúng ta vẫn biết”.

Khả năng hấp thu CO2 của cây trồng bị giới hạn bởi sự sẵn có của các chất dinh dưỡng trong đất, đặc biệt là nitơ, phốt pho. Khi các chất dinh dưỡng dồi dào hơn, thực vật có thể hấp thụ lượng khí CO2 trong khí quyển nhiều hơn.

 

Vi sinh vật trong đất cũng là một yếu tố bởi vì chúng cạnh tranh với thực vật để giành các chất dinh dưỡng.

Theo như các con số tình toán trước đó, nhân loại hiện đang thải ra khoảng 34 nghìn tấn CO2 mỗi năm, khoảng một nửa trong số đó vẫn còn lưu lại trong khí quyển, phần còn lại được hấp thụ bởi các đại dương hoặc đất, được gọi là bồn rửa carbon trên cạn (TCS).

TCS có thể hấp thụ tới 11 nghìn tấn CO2 mỗi năm.

Lâm An