Dùng nước tiểu tạo ra loại gạch xây nhà cứng nhất thế giới

(SHTT) - Các nhà khoa học tại Đại học Cape Town (Nam Phi) đã sáng tạo ra một loại gạch cứng nhất thế giới với sự kết hợp giữa nước tiểu, cát và vi khuẩn. đây cũng là sản phẩm vô cùng thân thiện với môi trường.

Hãng Reuters, các nhà khoa học tại Đại học Cape Town (Nam Phi) đã tạo ra loại gạch đặc biệt, thân thiện với môi trường với các nguyên liệu bao gồm nước tiểu cùng cát và loại vi khuẩn sản sinh enzyme urease. 

 

Quá trình kết tủa carbon vi khuẩn đã giúp hỗn hợp đông cứng lại ở nhiệt độ phòng mà không càn tới quá trình nung trong lò đốt 1.400 độ C như cách sản xuất gạch truyền thống hiện nay. Việc này đồng nghĩa với việc quy trình tạo ra loại sạch đặc biệt này sẽ không tạo ra một lượng lớn khí CO2 như thông thường.

 

Các nhà khoa học Nam Phi đã sáng tạo ra loại gạch cứng nhất thế giới không cần lò nung dựa trên phản ứng hóa học của chất enzyme urease phân hủy urê trong nước tiểu, đồng thời sinh ra calcium carbonate.

Trưởng nhóm nghiên cứu Dyllon Randall cho biết: "Càng có nhiều sự tham gia của enzyme urease thì sản phẩm gạch được tạo ra càng cứng và chúng ta có thể tối ưu hóa điều đó tùy theo mục đích sử dụng".

Độ cứng và hình dạng của gạch sinh học có thể biến đổi theo ý muốn. Đặc biệt, vật liệu xây dựng này còn cứng hơn gạch đá vôi đến 40%.

Thêm một lợi ích để loại gạch này trở thành sản phẩm phổ biến trong tương lai đí là quá trình sản xuất gạch sinh học này sẽ tạo ra phụ phẩm là nitrogen và kali, có thể dùng để sản xuất phân bón. 

Theo nhà nghiên cứu Randall, nước tiểu chính là “vàng lỏng”. Về số lượng, nước tiểu chiếm chưa đầy 1% nước thải gia đình, tuy nhiên nó chứa đến 80% nitrogen, 56% phosphorus và 63% kali trong nước thải. 

Nam An