Công nghệ mới biến CO2 thành nhiên liệu pin

(SHTT) - Công nghệ mới này sẽ giúp giải quyết vấn đề khí thải CO2 rất nan giải hiện nay, đồng thời biến loại khí độc hại này thành nguồn nhiên liệu tái chế hữu ích.

Có thể nói, ngày nay, việc tạo ra các công nghệ mới nhằm giảm thiểu và tận dụng khí thải ô nhiễm môi trường đang là xu hướng thiết yếu đối với ngành khoa học - công nghệ, bởi, đây là giải pháp hiệu quả nhất. Tuy nhiên, không phải công nghệ nào cũng đạt được hiệu quả tối ưu như công nghệ biến CO2 thành nhiên liệu pin mới được tạo ra gần đây.

Hệ thống pin Lithium mới có thể hấp thụ trực tiếp CO2 từ bên trong các nhà máy điện. 

Một nhóm nghiên cứu tại MIT đã đưa ra một hệ thống pin Lithium mới có thể hấp thụ trực tiếp CO2 từ bên trong các nhà máy điện, chuyển hơi nước lãng phí thành một điện cực (với CO2 bên trong) – một trong ba thành phần chính của pin.

Các loại pin Lithium Carbon Dioxide thường yêu cầu phải có chất xúc tác kim loại để hoạt động, bởi vì carbon dioxide khá trơ về mặt hóa học. Từ đó nó lại làm nảy sinh một vấn đề khác - các chất xúc tác thường rất đắt đỏ, và các phản ứng hóa học thường rất khó kiểm soát.

Để giải quyết vấn đề này, nhóm nghiên cứu do kỹ sư cơ khí Betar Gallant dẫn đầu đã tạo ra một bộ chuyển đổi điện hóa Carbon Dioxide mà không cần đến chất xúc tác, mà chỉ sử dụng một điện cực carbon.

Câu trả lời nằm ở việc sử dụng CO2 ở thể rắn, kết hợp nó trong một dung dịch Amin.

"Những điều mới trong giải pháp của chúng tôi là kỹ thuật này kích hoạt các phân tử khí CO2 hoạt động để tạo ra dung dịch điện hóa dễ dàng hơn", Gallant cho biết.

"Hai hóa chất này – các amin ngậm nước và các điện cực pin khan (không ngậm nước) – không thường được sử dụng cùng nhau, nhưng chúng ta nhận ra rằng việc kết hợp chúng với nhau mang lại những hành vi mới và đầy thú vị, có thể làm tăng hiệu điện thế dòng xả và cho phép chuyển đổi liên tục Carbon Dioxide".

Cực âm sau khi xả điện, cho thấy các vật liệu carbon có nguồn gốc từ việc phát thải CO2, và bề mặt ban đầu trước khi xả của điện cực. 

Các tác giả cũng nói rằng, trên thực tế, hệ thống này vẫn cần nhiều sự cải thiện để có thể áp dụng vào cuộc sống và biến CO2 thực sự trở thành nguyên liệu thay thế.

"Các thách thức trong tương lai sẽ bao gồm việc phát triển các hệ thống với khả năng quay vòng anim cao hơn để tiếp cận khả năng hoạt động gần như liên tục hoặc duy trì vòng đời dài hơn, và để gia tăng dung lượng có thể đạt được ở cường độ cao hơn". Các tác giả cho biết trong nghiên cứu của mình.

Phạm An