Đừng vội vàng khi khởi nghiệp

(SHTT) - Tại buổi giao lưu “Sinh viên khởi nghiệp, chuyện trong tầm tay” diễn ra sáng 23/12 tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP.HCM, nhiều diễn giả bày tỏ quan điểm: “Đừng bao giờ vội vàng khi chưa hình dung hết bức tranh khởi nghiệp”.

Khởi nghiệp là khởi đầu một nghề nghiệp. Dù làm thầy hay làm thợ vẫn phải có một nền tảng vững chắc. Từ kiến thức, kỹ năng, thái độ tới xây dựng các mối quan hệ. Không phải cứ có ý tưởng là khởi nghiệp được” – ông Nguyễn Tấn Huy (Chánh Văn phòng Liên hiệp Khoa học Doanh nhân Việt Nam) cho biết.

Sau khi lắng nghe chia sẻ của một bạn sinh viên kể về câu chuyện khởi nghiệp của Sàn điện tử thương mại Quốc tế Alibaba. Anh Phan Bảo Giang (Giám đốc Diều hành Công ty Cheese Event Commuinication) nói: “Chúng ta sẽ không thể thành người vĩ đại nếu bỏ qua những điều nhỏ nhất. Khởi nghiệp chỉ là câu chuyện của những bước đi nhỏ và có ý nghĩa. Chúng ta phát triển là một quá trình học hỏi không ngừng”.

 Các diễn giả chia sẻ về câu chuyện khởi nghiệp

Các diễn giả rất đồng tình với việc phải chuẩn bị kỹ càng trước khi khởi nghiệp. “Ai cũng đâm đầu vào khởi nghiệp, 90% là thất bại. Cần xác định điểm mạnh, điểm yếu, đi đúng hướng chưa, đi với ai, đi bằng cách nào”.

Đa phần sinh viên khối ngành kinh tế rất dễ khởi nghiệp. Trong khi sinh viên khối ngành xã hội luôn tự ti, không biết bắt đầu từ đâu. Nhiều bạn bày tỏ quan điểm, hay học lại thi lại.

Trong khi đó, anh Nguyễn Tấn Huy đánh giá cao khả năng khởi ngiệp của sinh viên nhân văn. Phân tích tâm lý khách hàng, phát triển nội dung công ty hay dẫn dắt doanh nghiệp hội nhập, đó đều là chuyên môn của sinh viên khối ngành xã hội.

 Các diễn giả chup hình lưu niệm với sinh viên

Câu chuyện của chính anh Huy khi khởi nghiệp từ chính ngành học công nghệ của mình khiến nhiều bạn thích thú. Khởi nghiệp không phải là những chuyện quá cao sang mà từ chính những gì ta thấy, ta nghe. Kể về một chàng trai Đồng Tháp, từng là thạc sĩ, khởi nghiệp chỉ vì thấy sen ở quê nhiều quá mà không biết cách nào đừng đổ bỏ nữa, như vậy phí quá. Dự án sen sấy ra đời và rất thành công.

Tham gia nhiều cuộc thi khởi nghiệp, ông Trần Anh Tuấn (Viện phó Viện Nông nghiệp hữu cơ) chia sẻ: “Người trẻ thường đam mê, tự tin, mạnh dạn. Đôi lúc chấm thi có những dự án vì đam mê đã tạo cảm hứng rất nhiều cho Ban Giám khảo. Không ai tạo cơ hội cho bạn nếu bạn không tự tạo cơ hội cho chính bản thân”.

PV