Những nhà khoa học sinh năm Tý làm thay đổi nhân loại

(SHTT) - Năm Tý là năm sinh của rất nhiều nhà khoa học nổi tiếng. Họ đã phát minh ra những thiết bị làm thay đổi nhân loại như xe lửa chạy trên 1 ray, lốp xe hiện đại...

 Cha đẻ chiếc lốp xe

John Boyd Dunlop (1840, Canh Tý - 1921) là nhà phát minh đồng thời là một bác sĩ thú y người Ireland.

Theo Daily Mail, năm 1887, khi nghe đứa con trai nhỏ than vãn về chiếc xe 3 bánh đồ chơi bánh gỗ quá xóc, Dunlop nghĩ ra ý tưởng tìm một vật liệu thay thế khiến việc di chuyển êm hơn. Dunlop nghĩ đến việc làm một vỏ xe bằng cao su và bơm hơi vào bên trong cao su, là tiền đề cho những chiếc bánh xe hiện đại.

 

Ông đã bơm khí vào một ống cao su rồi lắp lên bánh xe bằng gỗ của con trai. 

Năm 1888, ông đăng ký bản quyền sáng chế và chính thức được công nhận. Công ty lốp xe Dunlop từ đó cũng ra đời và cho đến nay vẫn là cái tên nổi tiếng về chế tạo và sản xuất sản phẩm này.

Người tìm ra hội chứng Down

John Langdon Haydon Down (1840, Canh Tý - 1921) là một bác sĩ người Anh nổi tiếng với mô tả của ông về một rối loạn di truyền tương đối phổ biến mà bây giờ được gọi là hội chứng Down.

 Ở tuổi 14, ông được học nghề từ cha của mình, bào chế thuốc làng Anthony St Jacob. Các vị đại diện cho ông một món quà vật lý của Arnott đã khiến ông quyết định để có một sự nghiệp khoa học. Ở tuổi 18, ông đến London, nơi ông có một vị trí công việc cho một bác sĩ phẫu thuật trong đường Whitechapel, nơi ông chuyên lấy máu xét nghiệm của bệnh nhân, nhổ răng, rửa chai và phân phát thuốc. Sau đó, ông bước vào phòng thí nghiệm dược phẩm trong Bloomsbury Square và đã giành được giải thưởng dành cho hóa học hữu cơ. 

Người chế tạo xe lửa trên 1 ray

Louis Brennan (1852, Nhâm Tý - 1932) là kỹ sư và nhà phát minh người Australia gốc Ireland. Ông là người đã phát minh ra xe lửa chạy trên một đường ray, làm thay đổi lịch sử của giao thông vận tải.

Louis Brennan vốn sinh ra ở Ireland nhưng đến năm lên 9 tuổi, cậu bé thông minh đã cùng gia đình định cư ở Australia. Brennan đã thể hiện tài năng xuất chúng của mình ngay từ khi còn trẻ. Năm 25 tuổi, ông đã phát minh ra hỏa tiễn định hướng đầu tiên trên thế giới. Đây là loại ngư lôi được điều khiển tới mục tiêu nhờ dây dẫn từ bờ biển. Năm 1887, chính phủ Anh đã mua ngư lôi của Brennan đồng thời còn mời ông làm ciệc tại xưởng chế tạo ngư lôi của hải quân Anh.

 

Tuy có công việc ổn định như nói ở trên, Louis Brennan có một ước mơ cháy bỏng. Đó là chế xe lửa kiểu mới. Sau nhiều năm tìm tòi nghiên cứu, cuối cùng Brennan đã bước đầu định hình được loại xe lửa chỉ chạy trên một đường ray. Loại tàu này cho phép chạy tốc độ cao hơn hẳn xe lửa chạy trên hai đường ray ví nó không chỉ giữ được thăng bằng khi chạy trên một đường ray mà còn đạt được độ nghiêng ở doạn cua như xe môtô nhờ cặp con quay hổi chuyển khổng lồ. Nhờ vậy, Brennan đã được cấp bằng phát minh vào năm 1896.

Người Pháp đầu tiên được Nobel hóa học

Theo The Guardian, Ferdinand Frédéric Henri Moissan (1852, Nhâm Tý - 1907) là nhà hóa học người Pháp đầu tiên nhận giải Nobel hóa học vào năm 1906 với công trình cô lập khí Flo - một trong những chất nguy hiểm đối với con người - từng lấy mạng nhiều nhà khoa học. Từ đấy, môi trường làm việc trong phòng thí nghiệm với Flo trở nên an toàn hơn.

 

Bên cạnh đó, Henri Moissan còn là người phát hiện ra một loại khoáng vật mới vào năm 1893 khi trong quá trình kiểm tra các mẫu đá từ thiên thạch ở Arizona (Mỹ). Ban đầu, Moissan cho rằng đó là kim cương, nhưng sau gần 10 năm khám phá, đến 1904, ông phát hiện ra rằng đây là cacbone silic (SiC).

Sau này để tưởng nhớ ông, người ta đặt tên cho khoáng vật mới này là Moissanite.

Hải Hà