Hy vọng sống mới cho bệnh nhân ung thư vú qua tế bào miễn dịch

(SHTT) - Các nhà khoa học từ các viện nghiên cứu ở Anh đã tìm ra một loại tế bào miễn dịch trong mô vú của con người, có khả năng kéo dài sự sống cho bệnh nhân ung thư vú.

Một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Khoa học Dịch thuật Y học về một loại tế bào gamma delta T có khả năng làm thuyên giảm ung thư vú âm tính cấp 3, một loại ung thư vú khó điều trị.

Nghiên cứu cho thấy trước đây các tế bào gamma delta T tương tự đã được tìm thấy trong ruột và da của con người, đây là lần đầu tiên chúng được phát hiện trong mô vú.

Các nhà khoa học từ Viện nghiên cứu Crick, Đại học King ở Luân Đôn và các tổ chức khác đã kiểm tra mối liên hệ giữa các tế bào và tỷ lệ sống sót của một nhóm 11 phụ nữ bị ung thư vú âm tính ba. Những tế bào này biểu hiện một số thụ thể trên bề mặt của chúng và phản ứng trực tiếp với các tín hiệu căng thẳng thường phát sinh do nhiễm trùng hoặc ung thư.

 

Theo nghiên cứu, những tế bào này một khi được kích hoạt bởi áp lực nhất định có thể tiêu diệt các tế bào ung thư hoặc tế bào đã bị hư hại. Bằng cách phân tích các mẫu khối u từ bệnh nhân ung thư vú, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những bệnh nhân có số lượng tế bào miễn dịch cao hơn trong khối u có khả năng sống sót cao hơn đáng kể so với những người có số lượng thấp.

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng trong số năm bệnh nhân đã thuyên giảm và sống sót trước ung thư vú, tất cả đều có số lượng tế bào miễn dịch trong khối u tương đối cao. Trong khi đó, trong số sáu bệnh nhân đã chết trong vòng hai năm vừa qua, chỉ có một người có số lượng lớn các tế bào đó.

Giáo sư Wu Yin, đồng tác giả của bài báo, bác sĩ lâm sàng tại Bệnh viện Guy và St Thomas nhận định: “Những con số và kết quả nói trên mở ra khả năng rằng trong tương lai y học có thể mang lại cơ hội sống sót cho bệnh nhân ung thư bằng cách kích hoạt nhiều tế bào miễn dịch kiểu này để chống sự phát triển của khối u".

Nguyên Mừng