Facebook rơi vào vòng lao lý sau cáo buộc bán dữ liệu cho 150 công ty

(SHTT) - Một bồi thẩm đoàn tại New York đã tiến hành lập hồ sơ pháp lý chống lại Facebook sau khi các chứng cứ về thỏa thuận cho phép bên thứ 3 truy cập vào dữ liệu cá nhân của hàng trăm người dùng.

Theo tin tức từ New York Times, Facebook đã thực hiện một thỏa thuận trong đó có điều khoản cho phép các nhà sản xuất thiết bị như Apple, Amazon và Microsoft và hàng loạt bên thứ 3 khác tiếp cận dữ liệu người dùng cá nhân, gồm danh sách bạn bè, thông tin liên hệ và đôi khi cả tin nhắn riêng tư. Không phải lúc nào việc truy cập thông tin cũng có sự đồng ý của người dùng.

 Một bồi thẩm đoàn tại New York đã tiến hành lập hồ sơ pháp lý chống lại Facebook sau khi các chứng cứ về thỏa thuận cho phép bên thứ 3 truy cập vào dữ liệu cá nhân của hàng trăm người dùng.

Trước đó, khi thông tin về việc rò rỉ dữ liệu nổ ra, giới truyền thông đã tổng hợp được tới hơn 150 thương hiệu cùng nhận làm đối tác với Facebook, bao gồm cả những Apple, Amazon, Microsoft hay Sony có liên quan tới bê bối này.

Khi đã đồng ý làm ăn với nhau, họ sẽ được Facebook cho phép xem và tra cứu thông tin về các mối quan hệ bạn bè, dữ liệu liên lạc và một số thứ khác của người dùng (đôi khi còn chưa được cho phép chính thức).

 Facebook rơi vào vòng lao lý sau cáo buộc bán dữ liệu cho 150 công ty

Về phần Facebook, người phát ngôn của họ vẫn cho biết: "Chúng tôi đang làm việc tích cực với các cơ quan điều tra và sẽ cùng họ đi tới cùng. Mọi thông tin, nghi vấn sẽ được làm sáng tỏ và chúng tôi sẵn sàng cung cấp các thông tin cần thiết."

Vẫn chưa có bất cứ điều gì đảm bảo về việc Facebook sẽ lại nằm trong vòng lao lý vì bê bối dữ liệu khách hàng lần nữa, nhưng, ở thời điểm hiện tại, các cơ quan luật pháp dường như đang rất tập trung vào các vấn đề phát sinh từ công ty truyền thông này. Ở một mặt khác, Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) và các cơ quan khác của chính phủ Mỹ cũng điều tra ráo riết công ty Facebook.

Trước đó, vào năm 2018, Facebook đã phải đối mặt với nguy cơ nộp phạt hàng tỷ USD để giải quyết các cáo buộc về quyền riêng tư của Ủy ban Thương mại Liên bang và các cơ quan khác khi dính vào một loạt scandal rò rỉ dữ liệu cá nhân của người dùng cũng như truyền bá thông tin sai lệch trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016.

Vào năm 2018, Facebook đã phải đối mặt với nguy cơ nộp phạt hàng tỷ USD để giải quyết các cáo buộc về quyền riêng tư.

Mới đây nhất, vào ngày 13 và 14/3, một sự cố kỹ thuật đã xảy ra khiến người dùng và các nhà quảng cáo không thể truy cập Facebook trong nhiều giờ. Sự cố lần này được đánh giá là lâu nhất và trên diện rộng nhất, khi kéo dài hơn 8 giờ. Theo BBC, lần gần nhất Facebook bị "sập" với quy mô rộng toàn cầu và lâu như thế này đã là từ năm 2008, nhưng khi đó họ chỉ có 150 triệu thành viên, còn hiện số người dùng Facebook hàng tháng lên tới 2,3 tỷ. Facebook đã lên tiếng thông qua Twitter, khẳng định "vấn đề không liên quan tới tấn công từ chối dịch vụ DDoS" và đang nỗ lực khắc phục sớm nhất có thể.

Lâm Nhã