Tầng ozone đang dần chuyển biến tích cực và sẽ hoàn toàn lành lặn vào năm 2060

(SHTT) - Sau gần 30 năm nỗ lực vá lành lại tầng zone sau Nghị định thư Montreal 1989, chúng ta đã bắt đầu nhận được những kết quả tích cực. Tuy vậy, các nhà khoa học vẫn nhấn mạnh thế giới cần chung tay cứu lấy tầng ozone quý giá để lấy lại sự nguyên vẹn cho nó vào khoảng 30 năm sau.

Nghị định thư Montreal 1989 là bản cam kết mà toàn thế giới đã cùng nhau ký vào nhằm cắt giảm khí thải phá hủy tầng ozon và cứu Trái Đất khỏi nguy cơ bị tia cực tím tấn công.

Sau hơn 30 năm các nước chung tay cắt giảm CFC và các khí nhà kính độc hại, gây nguy hiểm cho tầng ozon, có vẻ như mọi thứ đang dần tiến triển tốt hơn.

Theo dự đoán của Liên Hợp Quốc, tầng ozon tại bắc Bán Cầu có thể hồi phục vào năm 2030 và Nam Bán Cầu là 2060.

Tầng ozon của Trái Đất đang dần lành lại. 

Theo ghi nhận của Newatlas, vào năm 2016, các nhà nghiên cứu tại MIT thuộc Viện công nghệ Massachuset đã phát hiện thấy những dấu hiệu hồi phục đầu tiên của tầng ozon tại Nam Cực. Trong khi đó, nghiên cứu đánh giá sự suy giảm tầng ozon 2018 do các bên như NASA, Liên Hơp Quốc và Tổ chức khí tượng thế giới (WMO) đã mang tới nhiều tin vui.

Báo cáo chỉ ra tầng ozon đang dần tái tạo với tốc độ từ 1-3% mỗi thập kỷ kể từ năm 2000. Theo đà này, tầng ozon sẽ phục hồi hoàn toàn vào năm 2060 trước khi lỗ thủng dần được vá lại vào những năm 2050.

Dự đoán khả quan trên có được từ quá trình phân tích các chất làm suy giảm tầng ozon trong khí quyển. Theo các nhà nghiên cứu, nồng độ các chất hóa học nguy hiểm này đã giảm xuống khá nhiều. Đây là một thông tin vui bất chấp gần đây giới khoa học rộ lên tin đồn cho rằng vẫn đang có một nguồn phát thải CFC bí mật trên Trái Đất chưa bị ngăn chặn và nó xuất phát chủ yếu ở khu vực Đông Á.

 Lỗ thủng tầng ôzôn vào năm 1980 

Trong những năm 1970-1980, các hóa chất công nghiệp đặc biệt như chloro-flurocarbons (CFC) thường được sử dụng trong ngành công nghiệp điện lạnh đã phá hủy nghiêm trọng tầng Ozon, một lớp bảo vệ nằm ở tầng bình lưu giúp hấp thụ tia cực tím và ngăn tổn thương da cho con người.

Lỗ hổng trầm trọng tới mức tạo nên một vùng khí quyển không có Ozon tại Nam Cực.

Nhận thức được những nguy hiểm trầm trọng trên, rất nhiều quốc gia và các công ty đã cùng nhau ký kết nghị định thư Montreal 1987, cam kết cắt giảm và tiến tới xóa sổ CFC khỏi ngành công nghiệp nhằm cứu tầng Ozon.

Tuy nhiên, ngay cả khi nhân loại đang vui mừng với việc lỗ hổng tầng Ozon dần thu hẹp thì vẫn có những mối lo khác không thể ngó lơ, đó chính là biến đổi khí hậu.

 Tình trạng biến đổi khí hậu đang ngày càng diễn biến thất thường. Tần suất những cơn bão nhiệt đới trái mùa tại Thái Bình Dương, đợt nắng nóng gay gắt bất thường tại Úc hay hiện tượng bom bão tuyết khủng khiếp đang hoành hành tại Bắc Mỹ đang ngày càng xảy ra nhiều hơn.

Tuy nhiên, đó chỉ mới là biểu hiện ban đầu của những hiện tượng cực đoan sẽ xuất hiện trong tương lai nếu con người không kịp có những biện pháp giảm thiểu tác động và cứu lấy Trái Đất.

Lâm An (t/h)