5 phát minh thay đổi thế giới của người Nga

(SHTT) - Nhân loại không thể phủ nhận những đóng góp khoa học vĩ đại của người Nga đã tạo nên những thay đổi lớn trong sự phát triển của thế giới con người. Những phát minh mang tính cách mạng của người Nga hiện đã trở thành nguồn gốc cho sự phát triển của những công nghệ hiên đại nhất hiện nay.

 Pin mặt trời

 

Vào cuối năm 1880, nhà vật lý người Nga, Alexander Stoletov, đã phát hiện ra tỷ lệ giữa cường độ ánh sáng và sự phản xạ tạo ra dòng điện và cho ra đờ phiên bản sơ khai của pin mặt trời dựa trên hiệu ứng quang điện bên ngoài. Ngày nay, pin mặt trời đã được sản xuất và sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau ở khắp nơi trên thế giới.

Máy biến áp

 

Máy biến áp được phát minh và đưa vào hoạt động bởi kỹ sư điện người Nga Yablochkov và nhà vật lý Ivan Usagin. Sáng chế này bao gồm một máy biến áp và tụ điện được trưng bày ở Paris và St Petersburg.

Sự kiên này sau đó đã được ghi chép lại trong cuốn sách mang tên "Sự cung cấp ánh sáng" do Yablochkov xuất bản vào giữa thập niên 1870.

Tới đầu năm 1882, hai nhà phát minh Lucien Gaulard và Josiah Willard Gibbs được cấp bằng sáng chế tại Pháp cho máy biến áp lõi hở.

Máy bay trực thăng
 

Năm 1910, một nhà phát minh người Nga tên là Igor Sikorsky đã tạo ra nguyên mẫu của một thiết bị chạy bằng rô-to có thể bay lên khỏi mặt đất. Tới năm 1912, ông tạo ra thủy phi cơ đầu tiên trên thế giới và sau đó là chiếc máy bay nhiều động cơ đầu tiên.

Sau cuộc cách mạng năm 1917 tại Nga, Igor Sikorsky đã phải di cư sang Mỹ. tại đây ông thành lập công ty dưới tên gọi Công ty Kỹ thuật Hàng không Sikorsky với sự trợ lực của hà soạn nhạc người Nga nổi tiếng Sergei Rachmaninoff.

Chiếc máy bay trực thăng thử nghiệm đầu tiên của Sikorsky được thiết kế tại Mỹ cất cánh vào tháng 9 năm 1939. Thiết kế của chiếc máy này, được coi là thiết kế trực thăng cổ điển trong suốt hơn 50 năm qua, được sử dụng cho hầu hết 95% máy bay trực thăng được sản xuất trên khắp thế giới. Năm 1942, Sikorsky tạo ra một chiếc trực thăng hai chỗ ngồi.

Vô tuyến truyền hình
 

Năm 1923, Vladimir Zworykin, một kỹ sư người Nga đã nộp đơn xin bằng sáng chế vô tuyến truyền hình tại Mỹ với tên gọi "Máy truyền hình điện tử". Sáu năm sau, vào năm 1929, ông đã phát triển bóng hình, một ống thu truyền hình chân không cao, và vào năm 1931, ông đã tạo ra máy phát tín hiệu đầu tiên và đặt tên sản phẩm là đèn đỉnh nghiệm. Phát minh của Vladimir Zworykin chính là nền tảng cho sự phát triển của các lọa hình vô tuyến truyền hình sau này.

Máy gặt đập liên hợp

 

Năm 1868, ông Andrei Vlasenko đã phát minh ra máy gặt đập liên hợp đầu tiên trên thế giới với tên gọi “máy gặt đập lúa”. Cỗ máy này được làm chủ yếu bằng gỗ với ba con ngựa kéo. Máy có công suất hoạt động tương đương với hai mươi người nông dân.

Mỹ An