Trung Quốc: Tạo ra giống lúa nước mặn có thể nuôi sống 200 triệu người

(SHTT) - Các nhà khoa học Trung Quốc đã thành công tạo ra giống lúa có thể sống bằng nước mặn, cho năng suất cao và có thể cung cấp đủ lương thực cho hơn 200 triệu người.

Giống lúa này được nghiên cứu bởi nhà khoa học Yua Longping tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa chịu kiềm - mặn Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Nó có thể sinh trưởng và phát triển trong nước mặn.

 Trung Quốc: Tạo ra giống lúa nước mặn có thể nuôi sống 200 triệu người

Từ những năm 1970, chính phủ Trung Quốc đã đầu tiên nghiên cứu giống lúa có thể trồng trong nước mặn. Trong đó, Yuan Longping là một trong những nhà khoa học đầu tiên nghiên cứu về giống lúa lai. Với nỗi lo dân số Trung  Quốc sẽ bùng nổ trong tương lai, ông cho ra nhiều giống lúa có sản lượng cao, thời gian sinh trưởng ngắn hơn và có sức đề kháng cao hơn.

Để có thể phát hiện loại giống có thể sống bằng nước mặn, ông đã cho hơn 200 giống lúa khác nhau và cùng gieo trồng trong điều kiện nước mặn. Nước biển được pha loãng và bơm vào các kênh để đổ vào ruộng lúa. Kết quả vượt quá ngoài dự kiến của mọi người, sản lượng dự kiến là 4,5 tấn/ha nhưng kết quả lại vượt quá con số này, từ 6,5- 9,3 tấn/ha.

Gống gạo nước mặn đang được công ty Công nghệ Yuan Ce Biological phân phối với cái tên “Yuan Mi”. Với giá đắt gấp 8 lần so với gạo bình thường (khoảng 7,5 USD/kg). Mặc dù với giá thành cao nhưng tính đến nay đã có hơn 6 tấn gạo được bán ra cùng với đó là nhiều lời khen ngợi của người tiêu dùng về vị và hương thơm.

 

Trung Quốc có hơn 1 triệu km2 đất nông nghiệp bị bỏ hoang và không thể canh tác do độ mặn và kiềm quá cao. Trước đây, có một số giống lúa có thể sống sót trong môi trường nước mặn nhưng đem lại năng suất thấp từ 1,2-2,2 tấn/ha.

Các nhà khoa học hi vọng rằng với loại giống lúa chịu mặn mới này sẽ có thể trồng được ở những vùng đất đang bị bỏ hoang và có thể đảm bảo lương thực cho hơn 200 triệu người trong tương lai.

PV