Có thể điều trị ung thư bằng nam châm?

(SHTT) - Nếu có thể sử dụng nam châm để điều trị và làm chậm quá trình phát triển của các tế bào ung thư thì đây chắc chắn sẽ là một niềm vui lớn cho y học.

Từ tính là một lực cơ bản nhưng mạnh mẽ của vũ trụ với một số ứng dụng trong cuộc sống như đồ chơi, la bàn hay thẻ tín dụng. Nó cũng là đặc trưng cơ bản của nam châm.

 Có thể điều trị ung thư bằng nam châm? 

Theo Men's Health, một nghiên cứu tiến hành tại Đại học California đã xác định nam châm có thể được sử dụng để theo dõi sự lây lan của các tế bào ung thư trên cơ thể bệnh nhân. Bằng cách tiêm các hạt nam châm nhỏ xung quanh các khu vực nghi ngờ ung thư, các hạt này sẽ nhanh chóng xác định mọi hạch báo hiệu, thành phần đầu tiên của hệ bạch huyết bị tấn công khi ung thư di căn. Với sự trợ giúp của các hạt nam châm, các bác sĩ có thể dễ dàng tìm thấy khối u, hạch báo hiệu để gắn các nút trọng điểm sau đó loại bỏ chúng, đồng thời kiểm tra xem ung thư đã tấn công các bộ phận khác của cơ thể hay chưa.

Với y học hiện tại, để xác định khối u, các bác sĩ phải sử dụng bức xạ nhưng phương pháp này gây tốn kém và xuất hiện nhiều rủi ro.

Jayant Vaidya, giáo sư về phẫu thuật và ung thư học tại Đại học College London, chia sẻ với tờ The Daily Mail: "Đây là một công nghệ hứa hẹn có thể mạng lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân, bác sĩ phẫu thuật và nhân viên chăm sóc sức khỏe".

Theo thống kê của WHO, năm 2016, Việt Nam nằm trong 50 nước thuộc top 2 của bản đồ ung thư (50 nước cao nhất thuộc top 1) với hơn 70.000 ca tử vong mỗi năm, trung bình có 205 người một ngày. Số trường hợp mắc mới ung thư ở nước ta cũng tăng nhanh từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000 năm 2010 và dự kiến sẽ vượt qua 190.000 ca vào 2020.

Tính đến thời điểm này, các thử nghiệm với nam châm mới được thực hiện ở bệnh nhân ung thư vú nhưng kỹ thuật này hứa hẹn là một liệu pháp khả thi đối với các loại ung thư khác.

Lê Phương