Vật liệu 2D mới giúp sản xuất hydro từ nước ô nhiễm

(SHTT) - Các nhà khoa học Nga mới đây đã phát triển thành công một loại vật liệu 2D mới có thể sản xuất hydro, cơ sở của các nguồn năng lượng thay thế, từ nước bị ô nhiễm.

Hydrogen là một nguồn năng lượng thay thế, do đó, sự phát triển của các công nghệ hydro có thể trở thành một giải pháp cho thách thức năng lượng toàn cầu. Tuy nhiên, hiệu quả của các phương pháp sản xuất hydro hiện nay không cao, đồng thời, đó cũng là những giải pháp không mấy thân thiện với môi trường nên không được đánh giá cao. Một trong những phương pháp chính để sản xuất hydro hiện nay là phân hủy nước bằng cách tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. 

Nhằm nỗ lực tìm ra phương pháp mới giúp giải quyết các vấn đề trên, các nhà khoa học Nga đã nghiên cứu và phát triển 1 loại vật liệu mới có thể tạo ra hydro từ nước ô nhiễm.

 

Vật liệu mới này là cấu trúc 3 lớp với độ dày 1 micromet. Lớp dưới là một màng vàng mỏng, lớp thứ hai được làm bằng bạch kim 10 nanomet, lớp thứ ba là một màng gồm các khung kim loại hữu cơ của các hợp chất crom và các phân tử hữu cơ.

Vật liệu này khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, tạo ra các phân tử hydro từ nước ngọt, nước biển và nước bị ô nhiễm một cách hiệu quả.

Các thí nghiệm đã chứng minh rằng 100cm2 của vật liệu có thể tạo ra 0,5 lít hydro trong một giờ. Đây là một trong những tỷ lệ cao nhất được ghi nhận cho các vật liệu 2D.

Thái An