Ngày 7/3/2020: Việt Nam bắt đầu thực hiện khai báo y tế bắt buộc đối với tất cả hành khách nhập cảnh

(SHTT) - Theo văn bản thông báo do Bộ Y tế ban hành, bắt đầu từ 0 giờ ngày 7/3/2020 tại tất cả các cửa khẩu, các hành khách đến từ (hoặc đi qua) các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) và Campuchia sẽ bắt buộc phải thực hiện khai báo y tế trước khi nhập cảnh vào Việt Nam.

Sáng ngày 6/3, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (Covid-19), Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam - Trưởng Ban chỉ đạo nêu rõ, Việt Nam là nước đầu tiên khai báo y tế điện tử bắt buộc, trước đó, việc khai báo y tế được thực hiện trên giấy.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam - Trưởng Ban chỉ đạo  quốc gia phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (Covid-19)

Bộ Y tế phối hợp với các nhà mạng Viettel, VNPT và các công ty công nghệ thông tin đã nỗ lực nghiên cứu, hoàn thiện quy trình và ứng dụng khai báo y tế điện tử bắt buộc rất đơn giản, thuận tiện. Việc khai báo y tế bằng hình thức điện tử tại website https://suckhoetoandan.vn/khaiyte.

Trước đó, Bộ Y tế đã ra văn bản thông báo về việc áp dụng tờ khai y tế (áp dụng 1 trong 2 hình thức: qua tờ khai y tế hoặc khai báo điện tử) với các hành khách đến từ (hoặc đi qua) các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) và Campuchia, bắt đầu từ 0 giờ ngày 7/3/2020 tại tất cả các cửa khẩu.

 Mẫu tờ khai y tế bắt buộc đối với các khách nhập cảnh vào Việt Nam do Cục Y tế dự phòng thuộc Bộ Y tế cung cấp với nhiều tùy chọn ngôn ngữ giúp hành khách nước ngoài thuận tiện khai báo thông tin qua hình thức điện tử.

Bên cạnh đó, các thành viên Ban Chỉ đạo đề nghị, dự kiến ngày 7/3, Tổ liên ngành do Bộ Y tế chủ trì, ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể 4 hình thức cách ly tập trung có đủ điều kiện: tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế; tại cơ sở lưu trú được chỉ định như khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, resort…; cách ly tại nơi sản xuất có đủ điều kiện và cách ly tại nơi cư trú.

"Tất cả các hình thức cách ly tập trung đều với nguyên tắc có sự giám sát chặt chẽ của hệ thống y tế, chính quyền địa phương và lực lượng công an, đảm bảo người cách ly phải ở trong khu vực cách ly và hạn chế tối đa việc tiếp xúc bên ngoài", Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Tại cuộc họp, Ban Chỉ đạo đề nghị, bên cạnh lực lượng quân đội thì các bộ, ngành có phương án dự phòng về việc chuẩn bị cơ sở cách ly tập trung phù hợp, dưới sự điều phối của Bộ Y tế.

Trước đó, Bộ Y tế đã ra văn bản thông báo về việc áp dụng tờ khai y tế (áp dụng 1 trong 2 hình thức: qua tờ khai y tế hoặc khai báo điện tử) với các hành khách đến từ (hoặc đi qua) các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) và Campuchia, bắt đầu từ 0 giờ ngày 7/3/2020 tại tất cả các cửa khẩu.

Bên cạnh đó, các thành viên Ban Chỉ đạo đề nghị, dự kiến ngày 7/3, Tổ liên ngành do Bộ Y tế chủ trì, ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể 4 hình thức cách ly tập trung có đủ điều kiện: tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế; tại cơ sở lưu trú được chỉ định như khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, resort…; cách ly tại nơi sản xuất có đủ điều kiện và cách ly tại nơi cư trú.

"Tất cả các hình thức cách ly tập trung đều với nguyên tắc có sự giám sát chặt chẽ của hệ thống y tế, chính quyền địa phương và lực lượng công an, đảm bảo người cách ly phải ở trong khu vực cách ly và hạn chế tối đa việc tiếp xúc bên ngoài", Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Tại cuộc họp, Ban Chỉ đạo đề nghị, bên cạnh lực lượng quân đội, các bộ, ngành có phương án dự phòng về việc chuẩn bị cơ sở cách ly tập trung phù hợp, dưới sự điều phối của Bộ Y tế.

Từ 0h00 ngày 7/3/2020, tại tất cả các cửa khẩu, các hành khách đến từ (hoặc đi qua) các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) và Campuchia sẽ bắt buộc phải thực hiện khai báo y tế trước khi nhập cảnh vào Việt Nam.

Trước đó, phát biểu chỉ đạo tại cuộc diễn tập phòng, chống dịch COVID-19 trong toàn quân do Bộ Quốc phòng tổ chức, sáng 4/3, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, trước tình hình dịch COVID-19 đang hết sức phức tạp hiện nay, chúng ta cần tiếp tục kiên định các nguyên tắc chống dịch nhưng phải có chiến thuật linh hoạt trước các tình huống mới.

“Công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong thời gian tới cần kiên định, kiên trì theo các phương châm chỉ đạo, nguyên tắc chống dịch đã đề ra nhưng sách lược chiến thuật thì thay đổi phù hợp với tình hình”, Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu tiếp tục tăng cường năng lực cơ sở vật chất dự phòng trang thiết bị vật tư; năng lực phát hiện, cách ly, điều trị ngay tại y tế cơ sở với sự hỗ trợ của các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành bằng các ứng dụng công nghệ thông tin…

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng nhấn mạnh: "Không được chủ quan, bao giờ dập được dịch hoàn toàn chúng ta mới yên tâm. Tôi có lòng tin, với sự ra quân đồng bộ của cả hệ thống, đặc biệt là của Quân đội, chúng ta sẽ chống dịch thành công. Ngắt dịch sớm Việt Nam sẽ tận dụng được thời cơ, lợi thế của nước trở thành điểm đầu tư, điểm đến an toàn trước các nước khác”.

Với tinh thần quyết tâm: "Khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng", Phó Thủ tướng mong muốn Quân đội tiếp tục tích cực tham gia vào công tác phòng, chống dịch, góp phần tỏa sáng hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ, mang lại lòng tin cho nhân dân để cùng nhau chiến thắng dịch bệnh lần này.

Tại Việt Nam, tính tới thời điểm hiện tại, tất cả các vùng dịch bị khoanh vùng trước đó đều đã đủ điều kiện kết thúc cách ly. Vào 0h đêm ngày 4/3, tại UBND xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức hội nghị công bố quyết định chấm dứt hoạt động của các chốt kiểm soát dịch Covid-19 tại đây.

Theo cập nhập của Bộ Y tế, tính đến sáng 6/3, thế giới đã ghi nhận 97.762 trường hợp mắc Covid-19, trong đó tại Trung Quốc: 80.422. Số ca mắc tại 86 quốc gia và vùng lãnh thổ bên ngoài Trung Quốc: 17.340. Tổng số trường hợp tử vong: 3.358, trong đó tại Trung Quốc đại lục: 3.014 trường hợp.

Hiện cả nước có 68 ca nghi nhiễm Covid-19 và 14.241 trường hợp về từ vùng dịch hoặc tiếp xúc gần với người về từ vùng dịch đang được cách ly, theo dõi y tế.

Bình An