Điểm lại những scandal tai tiếng nhất của hãng H&M

(SHTT) - Hàng loạt bộ pyjama trẻ em của H&M bị thu hồi trên toàn thế giới do dễ bắt cháy và gây thương tích, H&M tiếp tục bị tố vi phạm bản quyền trong chiến dịch quảng cáo, H&M bị tẩy chay vì quảng cáo phân biệt chủng tộc... là hàng loạt những scandal tai tiếng của H&M trong thời gian qua.

 Hàng loạt bộ pyjama trẻ em của H&M bị thu hồi trên toàn thế giới do dễ bắt cháy và gây thương tích

 Theo đó, Ủy ban An toàn sản phẩm tiêu dùng Mỹ cho biết, nhà mốt Thuỵ Điển H&M đang phải thu hồi 9.000 bộ pyjama trẻ em vì không đạt tiêu chuẩn an toàn chống cháy quốc gia. 

Cụ thể, nhà máy sản xuất pyjama trẻ em cho H&M nằm tại Bangladesh. Sau đó, H&M nhập khẩu, tung ra thị trường Mỹ. Các sản phẩm được bán tại cửa hàng H&M trên toàn quốc và trực tuyến từ tháng 7/2018 cho đến tháng 5 năm nay.

 

Kiểu pyjama đầu tiên được bán dưới dạng hai bộ đồ ngủ, gồm hai mẫu áo dài tay màu hồng và xám.

Phần áo màu hồng có in hoạ tiết con chó ở mặt trước, với đôi tai được thiết kế 3D tinh nghịch. Phần áo màu xám có thiết kế đường viền cổ áo và hình trái tim màu hồng in trên ngực trái, kết hợp với quần dài chấm bi màu hồng.

Kiểu pyjama thứ hai được bán dưới dạng một bộ đồ gồm áo và quần. Phần áo tay dài bị thu hồi có màu trắng, in hình hoạ tiết mặt mèo và đôi tay cũng thiết kế theo dạng 3D. Phần quần trong thiết kế pyjama này cũng có hoạ tiết chấm bi nhưng không bị thu hồi.

 

Giá của item này dao động trong khoảng 14.99-24.99 USD do ảnh hưởng của scandal.

Mặc dù đến nay vẫn chưa hề có sự cố hay thương tích nào liên quan đến việc trang phục này dễ bắt cháy, nhưng Ủy ban An toàn sản phẩm tiêu dùng Mỹ vẫn kêu gọi người dùng lập tức ngưng sử dụng hai kiểu pyjama đã bị thu hồi. Họ có thể liên hệ đại diện nhà mốt H&M để nhận hoàn tiền toàn bộ và còn được nhận thẻ quà tặng trị giá 20 USD.

H&M bị tẩy chay vì quảng cáo phân biệt chủng tộc

H&M Hennes & Mauritz AB được biết đến là một công ty bán lẻ thời trang đa quốc gia của Thụy Điển, nổi tiếng với mặt hàng ‘thời trang nhanh’ dành cho nam giới, phụ nữ, thanh thiếu niên và trẻ em. Với phương châm tập trung vào thiết kế và sự tiện dụng, các sản phẩm của H&M đều mang xu hướng hiện đại với mức giá phù hợp. 

Hiện tại H&M đã có mặt ở 58 quốc gia với 94,000 nhân viên, 800 nhà máy, 3.500 cửa hàng và là công ty thời trang lớn thứ hai trên toàn thế giới.

Thương hiệu thời trang này cũng đã nhiều lần kết hợp ăn ý với các "ông lớn" trong ngành thời trang cao cấp như Versace, Karl Lagerfeld, Stella McCartney, Lanvin và Marni càng khiến các tín đồ H&M phát cuồng... H&M cũng được rất nhiều các sao Hollywood yêu thích. Thế nhưng, bên cạnh vẻ ngoài hào nhoáng thì thương hiệu bình dân này vẫn có những "điểm tối", gây ra không ít những tai tiếng làm ảnh hưởng đến giá trị của họ.

 

Ngay khi clip này đăng lên đã dấy lên một là sóng phẫn nộ từ phía hàng trăm người dùng cũng như các phương tiện truyền thông. Trước phản ứng này, Anna Eriksson, người phát ngôn của H&M cho biết: "Chúng tôi xin gửi lời xin lỗi chân thành tới mọi người vì quảng cáo này, mọi hình ảnh trên đã được gỡ bỏ khỏi trang web của H&M".

Một trong những người phản ứng mạnh mẽ nhất trước việc làm của H&M chính là nhà thiết kế Alex Medina. Ông đã thể hiện sự giận dữ: "Những thương hiệu thời trang lớn, những người đứng đầu trong làng nghệ thuật cần có nhận thức đúng đắn hơn và tôi hy vọng mọi người sẽ cùng chung tay để đẩy lùi vấn nạn này".

Cụ thể, mới đây, công ty này đã đăng tải một hình ảnh quảng cáo thể hiện sự phân biệt chủng tộc gây bức xúc. Trong hình ảnh đó, H&M đã sử dụng một em bé da đen để quảng cáo cho mẫu áo mang dòng chữ "chú khỉ mát nhất trong rừng". Bên cạnh đó là hình ảnh một em bé da trắng mặc mẫu áo mang dòng chữ "Chuyên gia sinh vật học".

H&M tiếp tục bị tố vi phạm bản quyền trong chiến dịch quảng cáo

Cụ thể, theo thông tin được đăng tải trên WIPR, ekip quảng cáo của H&M đã thực hiện chụp ảnh và quay video cho chiến dịch tiếp thị tại một sân bóng ném trong khu vực Williamsburg Brooklyn. Tại đây họ đã sử dụng hình ảnh của một bức tranh phun sơn trên tường.

Người đã vẽ bức tranh đó chính là nghệ sĩ tự do Jason Williams (bút danh Revok). Vì vậy Jason Williams đã đệ đơn tố cáo nhà bán lẻ thời trang hàng đầu H&M vi phạm bản quyền bức tranh đó và đòi bồi thường.

Mới đây, H&M đã có động thái đầu tiên và khiếu nại Jason Williams. H&M cho rằng chính Jason Williams không có quyền sở hữu bản quyền bức tranh bởi bức tranh phun sơn này được vẽ trên sân bóng ném trong khu vực Williamsburg Brooklyn nên nó là tài sản của thành phố New York và Jason Williams đã vẽ lên đó mà không có được sự đồng ý của đại diện thành phố.

Thậm chí H&M còn tuyên bố rằng việc vẽ tranh của ông Jason Williams là phá hoại tài sản của thành phố. Hiện tại H&M đang lấy bằng chứng để chứng minh việc ông Jason Williams không sở hữu bản quyền bức tranh và đây là bức tranh bất hợp pháp.

Hoàng Oanh