Khám phá: Tìm thấy chất có thể tiêu diệt tụ khuẩn cầu và vi khuẩn lao trong nọc độc bọ cạp

(SHTT) - Mặc dù có thể gây chết người, nọc độc bọ cạp được cho là cả một đề tài để các nhà khoa học mang ra mổ xẻ và cho ra đời các phương pháp hữu ích. Mới đây, các nhà nghiên cứu tại Mỹ đã tìm ra chất có thể tiêu diệt tụ khuẩn cầu và vi khuẩn lao trong loại độc này.

Các nhà nghiên cứu ở Đại học Stanford (Mỹ) sau quá trình nghiên cứu đã phát hiện cặp hợp chất trong nọc độc bọ cạp có thể tiêu diệt tụ cầu khuẩn và cả vi khuẩn gây bệnh lao. Hiện tại, họ đã có thể tổng hợp các hoá chất này trong phòng thí nghiệm.

 

Mặc dù có thể gây chết người, nọc độc bọ cạp được cho là cả một đề tài để các nhà khoa học mang ra mổ xẻ và cho ra đời các phương pháp hữu ích. Đến nay, một số tác dụng của có thể khai thác được từ nọc độc bọ cạp có thể kể đến như kiểm soát ức chế miễn dịch, chế tạo thuốc sốt rét và thâm chí là điều trị ung thư.

Tháng trước, thêm một axit amin trong nọc độc bọ cạp được tìm thấy với chức năng phát hiện các khối u não có thể đe doạ mạng sống. Trong khi đó, khám phá mới về các lợi ích của nọc đọc bọ cạp được tìm thấy ở loài Diplocentrus melici, vốn có nhiều ở miền đông Mexico.

 

Để trích xuất nọc độc phục vụ cho nghiên cứu, ban đầu, các nhà khoa học ở Đại học quốc gia Mexico đã dùng phương pháp truyền thống, đó là kích thích xung điện ở đuôi của con vật. Nhóm chuyên gia nhận thấy sự thay đổi màu sắc từ trong suốt đến nâu khi chất độc này tiếp xúc với không khí.

Phân tích cơ chế đằng sau quá trình chuyển biến này, họ phát hiện thấy 2 hợp chất chịu trách nhiệm cho sự thay đổi. Để tìm hiểu kỹ hơn vấn đề, các chuyên gia đến từ Đại học Stanford được mời đến. Với 0,5 microlit nọc độc, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra cấu trúc phân tử của các hợp chất nói trên, về cơ bản, chúng có nguồn gốc từ para-quinone C₆H₄O₂.

Đây là phân tử có tính kháng khuẩn, chính vì vậy nó có rất nhiều ứng dụng. Chính vì xác định được cấu trúc, các nhà khoa học dễ dàng tái tạo nó trong phòng thí nghiệm - một bước quan trọng trong việc mang những gì nghiên cứu được ra ứng dụng thực tế

 

Nọc độc bọ cạp là một trong những chất quý giá nhất thế giới, chi phí sản xuất 1 lít là hơn 10 triệu đô là Mỹ. Nếu chỉ phụ thuộc vào bọ cạp để sản xuất, việc thương mại hoá nó là điều gần như không thể.

Tổng hợp được rồi thì thử nghiệm. Trong giai đoạn này, các nhà khoa học nhận thấy para-quinone đỏ hiệu quả trong việc tiêu diệt vi khuẩn tụ cầu, trong khi para-quinone màu xanh có khả năng giết chết vi khuẩn gây lao phổi, kể cả những chủng đang khác thuốc hiện tại. TIến hành trên mô chuột, các nhà khoa học sau đó không nhận thấy có bất kỳ tác động xấu nào đến mô

Hiện vẫn còn rất nhiều việc phải làm trước khi những thử nghiệm lâm sàng trên người đầu tiên được thực hiện, nhưng rõ ràng, kết quả ban đầu thực sự rất hứa hẹn.

Trí An