Hôm nay, các nhà khoa học trên thế giới sẽ bỏ phiếu khai tử nguyên mẫu 1kg

(SHTT) - Ngày 16/11 tại Hội nghị Cân nặng và Đo lường thế giới diễn ra ở Versailles, Pháp, một cuộc bỏ phiếu bãi bỏ khái niệm kilogram cũ và đưa ra đại lượng kilogram mới sẽ được tiến hành.

Cuộc bỏ phiếu này sẽ thay đổi quy ước về khái niệm 1 kilogram - "Le Grand K" đang được cất giữ cẩn mật trong một căn hầm được canh gác nghiêm ngặt từ năm 1889 tại tủ đô Paris, Pháp.

Đây sẽ là một sự kiện lịch sử của ngành khoa học: định nghĩa 1 kilogram sẽ thay đổi vĩnh viễn sau 130 năm xuất hiện.  Về cơ bản, kilogram sẽ được thay đổi về bản chất, hay nói đúng hơn, "1 kilogram" mớ sẽ trở nên chính xác hơn "1 kilogram" hiện tại.

 

Hiện nay, kilogram đang được định nghĩa bằng nguyên mẫu Kilogram Quốc tế IPK, là một khối rắn với 90% platinum và 10% iridi. Đây là đơn vị đo duy nhất vẫn tính bằng 1 vật thể thực tế.

Tuy nhiên, nguyên nhân khiễn cuộc bỏ phiếu ngày hôm nay diễn ra là do khối rắn này thay đổi khối lượng theo thời gian, chính vì vậy, để đảm bảo mọi đồ đạc được đo lường chính xác, khái niệm 1 kilogram hiện tại cần được thay đổi.

 

"Mục đích của sự thay đổi này là mọi đơn vị đo lường nên dựa trên hằng số vật lý, để đảm bảo tính ổn định và chính xác trong tương lai, giúp chúng ta đo đạc ở bất cứ nơi nào", giáo sư Terry Quinn, giám đốc Cục Cân nặng và Đo lường (BIPM) chia sẻ.

Hằng số được các nhà khoa học đề xuất cho khái niệm kilogram mới là hằng số Planck, do nhà bác học Max Planck luận ra năm 1900. 

Hằng số Planck được các nhà khoa học đề xuất thông qua trong hội nghị có giá trị như sau: 

 

Về cơ bản, cuộc bỏ phiếu này sẽ không gây ảnh hưởng gì tới đời sống thường nhật của mọi người, nhưng đối với ngành khoa học nói chung, đặc biệt là cộng đồng đo lường quốc tế nói riêng thì kết quả cuộc bỏ phiếu này sẽ mở ra trang mới cho tương lai của ngành khoa học này.

Dự kiến, nếu được thông qua, định nghĩa kilogram mới sẽ chính thức được áp dụng vào Ngày Đo lường Khoa học Thế giới, ngày 20/5/2019. Đây sẽ là bước tiến mới của ngành khoa học, khi mức độ chính xác của đơn vị đo sẽ gần đến mức tuyệt đối hơn, mở ra việc cải tiến những thiết bị đo lường chính xác hơn.

Nam An