Doanh nghiệp thế chấp tài sản: Chuyện bình thường và bất thường thổi bùng tranh chấp dự án

(SHTT) - Mặc dù việc thế chấp dự án để huy động vốn triển khai dự án là điều đã được quy định pháp luật cho phép. Thế nhưng, việc hàng loạt dự án bị tiết lộ được doanh nghiệp thế chấp tại ngân hàng thời gian qua lại trở nên bất bình thường…

 Thời gian gần đây rộ lên thông tin hàng loạt dự án bất động sản đã được chủ đầu tư chủ đầu tư thế chấp tại ngân hàng, có chủ đầu tư thế chấp cả những căn hộ đã bán cho dân.

Điển hình là Dự án Golden Field Mỹ Đình do Tổng Công ty MBLand (MBLand Holdings) làm chủ đầu tư. Tại đây, người mua nhà đã chuyển về ở nhưng không hề biết rằng toàn bộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại dự án này đang nằm gọn trong tay ngân hàng Vietcombank.

 Tranh chấp dự án giữ khách hàng và chủ đầu tư có thể bị thổi bùng từ việc bất thường trong công bố dự án bị doanh nghiệp thế chấp tại ngân hàng. 

Nhà nhà thế chấp dự án

Thực tế, việc chủ đầu tư thế chấp quyền sử dụng đất, thế chấp tài sản gắn liền trên đất.... để triển khai dự án là chuyện rất bình thường. 

Thông tư 26/2015 ngày 9/12/2015 của NHNN hướng dẫn về tài sản thế chấp hình thành trong tương lai ( HTTTL), đã quy định và hướng dẫn chi tiết về vấn đề này. 

Có thể coi đây là kênh huy động vốn chính của hầu hết các chủ đầu tư bất động sản, dù doanh nghiệp đó có quy mô là một doanh nghiệp nhỏ, đến các tập đoàn lớn. Hoặc mọi loại hình sở hữu ( DN tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu 100% vốn nước ngoài...

Thậm chí, việc huy động này xảy ra ở tất cả các giai đoạn triển khai dự án (từ chưa triển khai; đang triển khai, đến đang triển khai bán hàng....). 

Danh sách 92 dự án phát triển nhà ở đang thế chấp bằng quyền sử dụng đất, thế chấp dự án và nhà ở HTTTL Sở Tài nguyên- Môi trường Hà Nội công bố trên địa bàn Hà Nội gần đây là một ví dụ điển hình.

Điều bình thường và bất bình thường

Lý giải về sự bất bình thường của một việc bình thường có lẽ là do thông tin công khai danh sách 92 dự án được chủ đầu tư thế chấp được nhà quản lý coi là “ bí mật” và vì nhiều lý do chỉ hé lộ cho những đối tượng cần biết.

Bí mật không đáng có này khi được công bố, càng kích thích sự tò mò và nó thực sự bùng nổ khi một một số chủ đầu tư bị lộ tẩy việc thế chấp dự án chưa triển khai để vay tiền làm việc khác.

Trên thực tế, các trrường hợp không may mua phải nhà của những chủ đầu tư cố tình thế chấp nhà của khách hàng không phải là nhiều. Đôi khi người mua nhà mắc kẹt do để bán hàng, huy động vốn, chủ đầu tư đẩy mạnh thi công dùng nguồn tiền từ việc thế chấp dựu án khác hay chiếm dụng được vốn của các nhà thầu xây dựng, nhà thầu cung cấp vật tư. 

Tuy nhiên, sau đợt bán hàng, doanh nghiệp lại dừng thi công, hoặc thi công cầm chừng, có khi dừng hẳn. Thậm chí, không ít doanh nghiệp chuyển tiền huy động được để tập trung cho dự án khác. 

Trên thực tế, không ít trường hợp người mua nhà phải nếm trái đắng vì chủ đầu tư, dù là tập đoàn lớn nhưng lỡ đầu tư quá đà, dùng đòn bẩy tài chính quá lớn dẫn đến tình trạng mất khả năng hoàn thành dự án và không thể bàn giao nhà theo cam kết. 

Nguyễn Đỗ Việt