Lãi suất huy động tại các ngân hàng hiện nay?

(SHTT) - Sau những động thái điều chỉnh lãi suất của các ngân hàng thời gian gần đây, lãi suất huy động đã giảm mạnh so với cuối năm 2022. 

Lãi suất huy động tại các ngân hàng trong 6 tháng 

Kể từ sau Tết đến nay, GPBank đã lần thứ hai giảm lãi suất. Sau một thời gian dài lãi suất cao nhất tại ngân hàng này là 10% đã giảm xuống 9,6%, rồi lại tiếp tục giảm còn 9,2% kể từ ngày 14/2/2023. Ở kỳ hạn 6 tháng, lãi suất giảm từ 9,3% xuống 8,9%.

Ngân hàng Techcombank cũng tiếp tục giảm mạnh lãi suất kể từ ngày 18/2. Ở kỳ hạn 6 tháng, lãi suất giảm từ 9% xuống 8,7% (tương đương mức giảm 0,3%).

Ảnh minh họa. 

Tương tự, từ ngày 14/2, ngân hàng Sacombank kỳ hạn 6 tháng, lãi giảm từ 8,5% xuống 8,2%.

Đi ngược lại xu hướng chung giảm lãi suất, ngân hàng SHB lại điều chỉnh tăng nhẹ lãi suất từ 14/2. Theo đó, đối với tiền gửi online, lãi suất tăng từ 8,12% lên 8,42%. Mức lãi suất được áp dụng từ ngày 17/10/2022 đến 28/2/2023 hoặc đến khi có thông báo chấm dứt. Khách hàng tham gia chương trình khuyến mãi “Trao tri ân – Nhận gắn kết” cũng sẽ được cộng thưởng 0,58%/năm lãi suất ưu đãi với các kỳ hạn gửi từ 6 tháng trở lên.

Lãi suất huy động tại các ngân hàng trong 12 tháng

Ở kỳ hạn 12 tháng, lãi suất huy động tại ngân hàng GPBank giảm từ 9,5% xuống 9,1%. 

Lãi suất ngân hàng Techcombank kỳ hạn 12 tháng và 24 tháng đối với khách hàng VIP 1, lãi suất cao nhất giảm từ 9,2% xuống còn 8,7% (tương đương mức giảm 0,5%). 

Lãi suất ngân hàng Sacombank  giảm mạnh lãi suất huy động ở các kỳ hạn dài. Kỳ hạn 12 tháng, lãi từ 8,9% xuống 8,6%

Lãi suất 9,5% cũng được áp dụng cho kỳ hạn 12 tháng và 24 tháng ở một loạt các ngân hàng như: Bảo Việt Bank, SCB, PVcombank, Đông Á Bank, Việt Á Bank, MSB, Bắc Á Bank.

Nhìn chung, mặt bằng lãi suất của các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân cao hơn các ngân hàng có vốn nhà nước từ 1% đến 2%.

PV