Phát hiện hành tinh 'song sinh' của sao Mộc

(SHTT) - Từ dữ liệu của kính viễn vọng “chết”, các nhà thiên văn học đã phát hiện một ngoại hành tinh được ví như sao Mộc thứ hai, cách Trái Đất 17.000 năm ánh sáng.

Trong một khám phá mới, thông qua dữ liệu lấy từ kính viễn vọng không gian Kepler, đã ngừng hoạt động vào năm 2018, của NASA, nhóm các nhà vật lý thiên văn quốc tế đã phát hiện ra một ngoại hành tinh tương tự như Sao Mộc nằm cách Trái đất 17.000 năm ánh sáng.  Đây là ngoại hành tinh xa nhất mà Kepler từng quan sát được.

Khám phá này được mô tả trong một nghiên cứu đăng vào ngày 31/3 trên tạp chí Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia.

Ngoại hành tinh được phát hiện bởi kính viễn vọng không gian Kepler của NASA, được ký hiệu chính thức là K2-2016-BLG-0005Lb. 

Hành tinh “song sinh” của sao Mộc mang tên K2-2016-BLG-0005Lb, được phát hiện trong dữ liệu do Kepler thu thập vào năm 2016. Về cơ bản, đây là cặp “song sinh” giống hệt với sao Mộc về khối lượng và vị trí so với mặt trời, và bằng khoảng 60% khối lượng của mặt trời của chúng ta.

Nhóm nghiên cứu, dẫn đầu bởi David Specht, nghiên cứu sinh học bằng Tiến sĩ tại Đại học Manchester, đã tận dụng một hiện tượng được gọi là khuếch đại hấp dẫn (Gravitational microlensing) để phát hiện ngoại hành tinh. Theo thuyết tương đối của Einstein, với hiện tượng này, các vật thể trong không gian có thể được quan sát và nghiên cứu ở gần hơn khi ánh sáng từ một ngôi sao nền bị cong vênh và do đó được phóng đại bởi lực hấp dẫn của một vật thể lớn gần hơn.

Ông Kerins, một nhà thiên văn học tại Đại học Manchester (Anh) chia sẻ thêm: “Để thấy được hiệu ứng này, cần có sự liên kết gần như hoàn hảo giữa hệ hành tinh ở phía trước và một ngôi sao nền. Cơ hội để một ngôi sao nền bị ảnh hưởng theo cách này bởi một hành tinh là một trên hàng chục đến hàng trăm triệu lần. Tuy nhiên, có hàng trăm triệu ngôi sao hướng về trung tâm thiên hà, vì vậy, nhóm nghiên cứu chỉ dành 3 tháng để quan sát về khoảng trời nơi Kepler phát hiện ra hành tinh này".

Sau đó, nhóm nghiên cứu đã làm việc với Iain McDonald, một nhà thiên văn học khác tại Đại học Manchester, người đã phát triển một thuật toán tìm kiếm mới. Họ phối hợp và tiết lộ 5 “ứng cử viên” trong dữ liệu,  một trong số đó cho thấy những dấu hiệu rõ ràng nhất của một ngoại hành tinh. Các quan sát trên mặt đất khác về cùng một dải bầu trời đã chứng thực những tín hiệu tương tự mà Kepler đã nhìn thấy về hành tinh có thể có.

Bên cạnh sự phấn khích khi khám phá ra một ngoại hành tinh qua một thiết bị thậm chí không còn được sử dụng – Kính viễn vọng “Chết”, công việc của nhóm còn đáng chú ý vì Kepler không được thiết kế để khám phá các ngoại hành tinh sử dụng hiện tượng này.

Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là nhiệm vụ của Kepler đã được mở rộng. Vào năm 2013, sau hai lần hỏng bánh xe phản ứng, các nhà khoa học đã đề xuất sử dụng Kepler cho nhiệm vụ " second light – K2" với sứ mệnh quan sát phạm vi phát hiện các ngoại hành tinh có khả năng sinh sống. Phần mở rộng này đã được phê duyệt vào năm 2014 và nhiệm vụ đã được kéo dài quá ngày kết thúc dự kiến của phạm vi cho đến khi kính viễn vọng không gian này hết nhiên liệu vào ngày 30/10/2018.

Kính viễn vọng không gian Kepler của NASA 

"Kepler có thể thực hiện nhiệm vụ của mình mà không bị ảnh hưởng bởi thời tiết hoặc ánh sáng ban ngày, cho phép chúng tôi xác định chính xác khối lượng của ngoại hành tinh và khoảng cách quỹ đạo với ngôi sao chủ của chúng", Eamonn Kerins, cho biết trong một tuyên bố

Bên cạnh đó, ông cũng chia sẻ rằng: “Kepler chưa bao giờ được thiết kế để phát hiện các hành tinh bằng cách sử dụng microlensing, vì vậy, thật đáng kinh ngạc khi chiếc kính này có thể sử dụng công nghệ này để nghiên cứu ngoại hành tinh. Dự đoán rằng chiếc kính này có thể tiếp tục sử dụng cho các nghiên cứu tương tự sau này”.

"Mặt khác, Roman và Euclid sẽ được tối ưu hóa cho loại công việc này. Chúng sẽ có thể hoàn thành cuộc điều tra dân số hành tinh do Kepler bắt đầu", ông Kerins nói. "Chúng ta sẽ tìm hiểu kiến trúc điển hình của hệ mặt trời. Dữ liệu cho phép chúng ta kiểm tra ý tưởng của mình về lịch sử hình thành các hành tinh. Đây là khởi đầu một chương thú vị mới trong quá trình tìm kiếm các thế giới khác của chúng ta".

Hoài Linh