4 hiểu nhầm tai hại của người dùng về bảo mật trực tuyến

(SHTT) - Rất nhiều người cho rằng sử dụng mật khẩu mạnh hay không truy cập vào các trang web có nguy cơ chứa các phần mềm độc hại thì tài khoản trực tuyến của họ sẽ luôn an toàn. Tuy nhiên, đây là một trong những hiểu lầm tai hại.

Một báo cáo mới từ Pew Research đã tổng kết một số quan niệm sai lầm lớn nhất của người Mỹ về an ninh mạng. Tuy nghiên cứu tập trung vào người Mỹ nhưng đây hoàn toàn là những nhầm lẫn mà người dùng Internet nói chung gặp phải.

Hầu hết người dùng đều có những hiểu nhầm tai hại về bảo mật trực tuyến 

Hiểu nhầm 1: email luôn an toàn

Gần 46% số người tham gia khảo sát thừa nhận email của họ không phải lúc nào cũng được mã hóa. Việc mã hóa đảm bảo chỉ người gửi và người nhận có thể truy cập vào các email. Mặc dù nhiều nhà cung cấp dịch vụ email, như Google và Yahoo, tự động mã hoá email, nhưng đây không phải là điều phổ biến. Một số nhà cung cấp cảnh báo người dùng khi xuất hiện thông tin chưa mã hóa. Ví dụ, Gmail sẽ hiển thị các biểu tượng cảnh báo trên thiết bị khi người dùng gửi hoặc nhận email từ nguồn không an toàn.

Hiểu nhầm 2: Trình duyệt web đặt chế độ riêng tư là an toàn

Lướt web ở chế độ riêng tư (hoặc ẩn danh) sẽ ngăn trình duyệt, như Chrome, tổng hợp dữ liệu các hoạt động của người dùng. Nhưng chế độ này không ngăn cản nhà cung cấp dịch vụ Internet khác theo dõi hoạt động của bạn. Chỉ 39% người được hỏi biết các nhà cung cấp dịch vụ Internet có thể quan sát hoạt động trực tuyến của khách hàng ngay cả khi họ dùng trình duyệt ẩn danh.

 

Hiểu nhầm 3: Tắt GPS - ngăn chặn thành công mọi hành động theo dõi

Gần một nửa số người tham gia trả lời không biết hoặc không chắc chắn liệu việc vô hiệu hóa GPS sẽ ngăn chặn tất cả mọi hành động theo dõi hay không. Người dùng nên biết GPS là một chương trình được tích hợp nhằm thu thập dữ liệu. Pew Research cho hay, chỉ cần điện thoại được kết nối với tháp di động và mạng Wi-Fi, người dùng hoàn toàn có thể bị theo dõi.

Hiểu nhầm 4: Mật khẩu là đủ để bảo vệ bản thân trên mạng

Mật khẩu mạnh tốt, nhưng các chuyên gia bảo mật cũng khuyên người dùng nên sử dụng xác thực hai bước để bảo mật tài khoản. Điều này có nghĩa là người dùng phải đăng nhập lần thứ hai bằng mã bảo mật được gửi tới điện thoại để truy cập vào tài khoản. Việc này sẽ ngăn cản các hacker truy cập vào tài khoản cá nhân dù biết mật khẩu.

Tuy nhiên, tin vui từ Pew là đa số người dùng hiểu chính xác thế nào là mật khẩu mạnh - mật khẩu chứa các ký tự bất kỳ gồm số và biểu tượng.

Lê Phương