Sử dụng đúng cách vitamin C liều cao giúp phá hủy tế bào ung thư

(SHTT) - Hầu hết Vitamin C đi vào cơ thể bằng đường uống sẽ không được hấp thu. Tuy nhiên, nếu tiêm vào tĩnh mạch, vitamin C sẽ sản sinh lượng máu cao hơn so với uống từ 100-500 lần.

Sử dụng đúng cách vitamin C liều cao giúp phá hủy tế bào ung thư 

Hầu hết Vitamin C đi vào cơ thể bằng đường uống sẽ không được hấp thu. Tuy nhiên, nếu tiêm vào tĩnh mạch, vitamin C sẽ sản sinh lượng máu cao hơn so với uống từ 100-500 lần.

Theo kết quả nghiên cứu mới nhất của các nhà nghiên cứu Đại học Tổng hợp Iowa (Mỹ) công bố trên tạp chí Biology Redox, tiềm năng chống ung thư  của vitamin C có thể không do tác dụng ngăn ngừa oxy hóa giống như giả định trước. Ngược lại, vitamin C tạo ra các gốc tự do giúp triệt tiêu tế bào ung thư và vô hại với tế bào khỏe mạnh.  

Nhiều nghiên cứu trong phòng thí nghiệm trước đây cũng cho thấy, liều cao vitamin C giết chết các tế bào ung thư. Kết quả tương tự xuất hiện nếu tiêm vitamin C vào tĩnh mạch chuột. Trong nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân đằng sau hiện tượng này.

Họ phát hiện vitamin C nhanh chóng bị phá vỡ trong cơ thể, tạo ra gốc tự do hydrogen peroxide. Đây là một hiệu ứng nghịch lý, bởi các gốc tự do mang đặc điểm cơ bản nhất của tế bào và ADN-phá hủy chất chống oxy hóa như vitamin C và loại bỏ các chất này khỏi cơ thể.

Nhưng họ tiếp tục phát hiện ra các tế bào khỏe mạnh dường như có cơ chế “phòng thủ mạnh mẽ”, dễ dàng chống lại các tác động oxy hóa của hydro peroxide trong  khi tế bào ung thư dễ dàng bị triệt tiêu.

Theo nhà nghiên cứu Garry Buettner, tế bào khỏe mạnh sử dụng cơ chế khác nhau để loại bỏ hydrogen peroxide và một trong những cơ chế đó là enzyme catalase. Hoạt động catalase của các tế bào bậc thấp chịu nhiều hư tổn khi tiếp xúc với hydrogen peroxide.

Các nhà nghiên cứu đang có kế hoạch nghiên cứu trong tương lai để phát triển những phương pháp đo lường mức độ catalase của khối u.

Họ cũng tiến hành thử nghiệm phương pháp tiêm liều cao vitamin C vào tĩnh mạch ở bệnh nhân ung thư tuyến tụy và ung thư phổi. Các nghiên cứu sâu hơn hy vọng sẽ xác định hiệu quả của việc kết hợp vitamin C với phương pháp điều trị ung thư khác trong việc kéo dài sự sống bệnh nhân.

Kết quả nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học Johns Hopkins vào năm 2007 cho thấy, một loại protein gọi là HIF-1 cho phép tế bào ung thư phát triển trong môi trường thiếu oxy. Nhưng HIF-1 chỉ có tác dụng khi có nồng độ cao các gốc tự do và các gốc này được vitamin C loại bỏ.

Năm 2015, tạp chí Science đã đưa ra một kết quả nghiên cứu. Trong đó, tế bào ung thư đại trực tràng tăng nhanh do tế bào ung tư đột biến, vitamin C giảm oxi hóa và ngừng hoạt động loại enzyme thúc đẩy quá trình sinh sản của tế bào ung thư. Đây là phát hiện đặc biệt hứa hẹn vì hóa học trị liệu gần như không có tác dụng với các tế bào ung thư đột biến này.

Lê Phương