Phát hiện tín hiệu từ các vụ va chạm lớn trong không gian

(SHTT) - Theo thông báo mới nhất từ cơ quan hàng không vũ trụ Nasa, trong vòng 1 tháng gần đây, các đài quan sát của họ đã bắt được 5 tín hiệu vũ trụ được nghi là những đợt sóng sau các vụ va chạm lớn ngoài không gian.

Theo thông tin được Nasa đăng tải, 5 tín hiệu lạ dưới dạng những làn sóng hấp dẫn từ không gian truyền tới trái đất và được Đài quan sát sóng hấp dẫn giao thoa kế laser (LIGO) của NASA, dưới sự hợp tác của hệ thống quan sát Virgo của Châu Âu, bắt được.

Theo phán đoán ban đầu từ NASA, ít nhất 3 trong 5 sóng nói trên đến từ một "lỗ đen va chạm" cách chúng ta đến 500 triệu năm ánh sáng, được kích hoạt từ sự hợp nhất của 2 ngôi sao neutron. Nhận định này được đưa ra do thời gian các làn sóng hấp dẫn tới được Trái Đất dường như chỉ mất khoảng 1 tháng, khá nhanh so với các tín hiệu trước đó Nasa thu được.

3 trong 5 tín hiệu thu được có thể đến từ một "lỗ đen va chạm" cách chúng ta đến 500 triệu năm ánh sáng 

Sao neutron là một dạng mà các ngôi sao có thể hóa thân vào cuối quá trình tiến hóa sao. Nó thường được hình thành từ những gì còn lại khi một ngôi sao lớn chết đi sau vụ nổ siêu tân tinh. Chúng rất nóng, có tính phóng xạ cao và có từ trường cực kỳ mãnh liệt, là một trong các môi trường thù địch nhất vũ trụ. Khi va chạm, lõi dày đặc của 2 ngôi sao neutron phát nổ gây những làn sóng kinh hoàng.

Các nhà khoa học nhận định xuất phát từ vụ va chạm giữa lỗ đen và sao neutron.  

Theo cách mô tả của nhà khoa học Patrick Brady, người phát ngôn của LIGO, một trong các tín hiệu được các nhà khoa học nhận định xuất phát từ vụ va chạm giữa lỗ đen và sao neutron. Một lỗ đen lớn nuốt chửng sao neutron và giải phóng một làn sóng "xé rách vũ trụ". Sự kiện chấn động này ước tính cách chúng ta đến 1,3 tỉ năm ánh sáng nhưng mạnh đến nỗi vang dội đến tận trái đất.

Các nhà khoa học vẫn đang xác nhận giả thuyết lỗ đen nuốt sao neutron và nếu được chứng minh được, nó sẽ là lần đầu tiên con người biết được về bữa ăn kinh hoàng của lỗ đen.

Lâm An