Cốc nguyệt san có nguy cơ cao gây Hội chứng sốc độc

(SHTT) - Hội chứng sốc độc tố là một căn bệnh nguy hiểm. Hội chứng này còn xảy ra khi phụ nữ dùng băng vệ sinh và tampon sai cách. Tuy nhiên, gần đây một nghiên cứu cho thấy việc sử dụng cốc nguyệt san có nguy cơ gây sốc độc tố cao hơn băng vệ sinh và tampon.

 Sử dụng cốc nguyệt san tiết kiệm và thân thiện với môi trường hơn

Được ưa thích vì rẻ hơn và thân thiện với môi trường, cốc nguyệt san đang dần trở nên phổ biến trong những năm gần đây và được nhiều người coi là một sự thay thế đảm bảo vệ sinh.

Tuy nhiên, một nghiên cứu trên tạp trí Vi sinh vật ứng dụng và môi trường phát hiện một vi khuẩn lây nhiễm liên quan đến Hội chứng sốc độc vẫn còn bám trên cốc.

Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra vật liệu của 15 loại băng vệ sinh khác nhau và cốc nguyệt san 

Cuộc nghiên cứu được tiến hành tại Lyon, Pháp. Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra vật liệu của 15 loại băng vệ sinh khác nhau và cốc nguyệt san để xác định nguyên tố nào làm tăng sự phát triển của vi khuẩn dẫn đến Hội chứng sốc độc.

Kết quả cho thấy cốc nguyệt san có nguy cơ bị Hội chứng sốc độc do không khí bên ngoài đột nhiên bao quanh âm đạo khi đưa cốc nguyệt san vào. Do hình dạng và khối lượng của cốc nguyệt san dẫn đến đột ngột tăng khí trong âm đạo, thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn tụ cầu vàng (một loại vi khuẩn truyền nhiểm hiếm gặp).

Vi khuẩn tụ cầu vàng 

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, dù cốc nguyệt san đã được rửa sạch 3 lần thì vẫn còn một lượng đáng kể vi khuẩn cầu vàng bám lại. Hướng dẫn sử dụng cốc nguyệt san có ghi rằng có thể làm sạch và tái sử dụng cốc nhưng theo bài nghiên cứu này lại cho thấy người sử dụng có thể đang dùng cốc nguyệt san bẩn. Điều này có thể do vi khuẩn tụ cầu vàng đã tạo ra một màng nhỏ chống nước rửa thường trên thành cốc.

Nên mua 2 chiếc cốc nguyệt san để dự phòng

Để tránh tình trạng này, các nhà nghiên cứu khuyên người dùng nên mua 2 chiếc cốc nguyệt san để dự phòng trong khi cốc thứ nhất đang được khử trùng bằng nước đun sôi. Việc sử dụng cốc nguyệt san có kích thước nhỏ hơn cũng làm giảm thiểu nguy cơ gây nhiễm độc. 

Hội chứng sốc độc là một căn bệnh hiếm gặp nhưng có khả năng đe dọa tính mạng con người, đặc biệt là hội chứng do sốc độc băng vệ sinh gây ra ở phụ nữ. Hơn nữa, hội chứng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và trở nên nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Các triệu trứng của Hội chứng sốc độc bao gồm sốt cao, tiêu chảy, lòng trắng mắt chuyển sang màu đỏ và khó thở. Nếu được phát hiện sớm, việc điều trị sẽ rất dễ dàng và đơn giản. Tuy nhiên, khi sử dụng tampon thì người dùng thường quên thay băng. Chính vì lý do này mà nguy cơ nhiễm độc do dùng tampon khá cao.

Thư Nguyễn