Sinh viên năm nhất trường Đại học Khoa học Tự Nhiên có bài nghiên cứu khoa học

Việc nghiên cứu khoa học hiếm khi xuất hiện ở sinh viên năm nhất. Bằng nghị lực phi thường của Phạm Minh Đức, em đã đăng lên tạp chí về Toán học và Khoa học máy tính được khởi nguồn suốt từ những ngày đầu tháng 12.

 Có lẽ, đối với việc nghiên cứu khoa học đối với những cô cậu sinh viên năm nhất thật sự vô cùng gian nan và mệt mỏi. 

Cậu bé khoa học mà đất học Vĩnh Phúc cứ tiếp tục sản sinh ra. Năm học này, Phạm Minh Đức hiện tại là sinh viên K67- Khoa Vật liệu - Trường Đại học Khoa học tự nhiên. Chàng trai ấy đã có nhiều thành tích nổi bật đạt giải Huy chương đồng Toán học Hoa Kỳ lớp 9, trong năm học cấp III em đã đạt 12 huy chương lớn nhỏ trong và ngoài nước. Và trong kỳ học vừa rồi, em chia sẻ: “Em khá tiếc vì những môn suýt được 3.5/4.0 và chỉ được bằng Giỏi kì vừa qua”.

Chia sẻ với phóng viên, em chia sẻ rằng: “Việc đăng được bài lên tạp chí không làm vơi đi đam mê nghiên cứu của em, bởi em luôn giận dỗi bản thân là mình quá kém cỏi khi không hiểu vấn đề đó và có động lực đi tìm tòi. Quá trình đệ trình làm em mở rộng thêm nhiều kiến thức bổ ích hơn, như soạn thảo, giao dịch quốc tế, … Nhiều đêm em thức đến 4 giờ sáng để cho vừa giờ đẹp bên Pháp của học giả nghiên cứu. Hiện tại em mới được thêm tạp chí duyệt bài thứ 2 ạ.”

Tạp chí mà em Phạm Minh Đức đăng    

              

Người đã đỡ đầu và giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu

Để có được thành tích như trên là những ngày em đi nghe dự thảo về nghiên cứu khoa học để có thêm kinh nghiệm viết.

Các thành tích đáng nể nhưng em rất trân trọng những công lao của các thầy cô. "Mái trường THCS Phúc Yên và THPT Hai Bà Trưng đã chắp cánh cho tình yêu khoa học của em. Hình ảnh em về thăm trường cũ đã trào dâng với niềm vui hớn hở khi gặp những người thầy, người cô”.

Phạm Minh Đức về thăm trường nhân ngày 26/3/2023

Nói về dự định trong tương lai, Phạm Minh Đức chia sẻ: “Em sẽ cố gắng học tập để có công việc thật tốt sau khi học xong ở Việt Nam. Bên cạnh đó, em cũng muốn du học để tiếp tục nghiên cứu. Em rất muốn được nghe Terence Tao giảng dạy về lý thuyết số, đặc biệt là lý thuyết số giải tích”.

PV