Công cụ mới giúp tái tạo tế bào thính giác

(SHTT) - Các nhà khoa học tại Northwestern Medicine đã phát hiện ra một loại gen đặc biệt có thể được sử dụng để lập trình các tế bào lông tai vào các tế bào bên ngoài hoặc bên trong. Phát hiện mới này đã giúp công cuộc tìm kiếm phương pháp khôi phục thính giác vượt qua một trở ngại vô cùng lớn.

 

Mất thính giác do lão hóa, tiếng ồn và việc sử dụng một số loại thuốc điều trị ung thư và kháng sinh là hiện tượng không thể đảo ngược vì các nhà khoa học chưa có phương pháp tái tạo lại các tế bào hiện tại để phát triển thành các tế bào cảm giác tai bên trong và ngoài rất cần thiết để thính giác hoạt động.

Ông Jaime Garcia-Anoveros, giáo sư chuyên khoa gây mê, thần kinh học và khoa học thần kinh, đồng thời là tác giả nghiên cứu chính tại Trường Y khoa Đại học Tây Bắc Feinberg, cho biết: “Phát hiện mới này đã mang lại cho chúng tôi cách thức chuyển đổi tế bào đầu tiên để có thể tạo ra một loại nhất định, tức cung cấp một công cụ mới để tạo ra tế bào lông ở trong hoặc ngoài. Điều này có ý nghĩa rằng chúng tôi đã vượt qua được một trở ngại lớn".

Tại Hoa Kỳ, khoảng 8,5 phần trăm người trưởng thành từ 55 đến 64 tuổi đã mất thính lực. Con số tăng lên gần 25 phần trăm trong số những người từ 65 đến 74 tuổi và 50 phần trăm trong số những người từ 75 tuổi trở lên, theo các báo cáo từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (Centers for Disease Control).

Hiện tại, các nhà khoa học có thể tạo ra một tế bào lông nhân tạo, tuy không phân biệt thành tế bào bên trong hoặc bên ngoài nhưng vẫn cung cấp các chức năng thiết yếu khác nhau để tạo ra thính giác. Đây là một phát hiện quan trọng nhằm phát triển những tế bào này.

Cách chuyển đổi gen đặc biệt giúp lập trình các tế bào lông tai mà các nhà khoa học tại Northwestern phát hiện ra được gọi là TBX2. Khi biểu hiện gen, tế bào đó trở thành một tế bào lông tai bên trong. Ngược lại, khi gen bị chặn, nó trở thành một tế bào lông tai bên ngoài. Ông Garcia-Anoveros cho biết việc sản xuất một trong những tế bào này sẽ cần một loại cocktail gen. Các gen ATOH1 và GF1 đều rất cần thiết để tạo ra một tế bào lông ốc tai từ một tế bào không lông. Sau đó, TBX2 có thể được áp dụng để tạo ra tế bào bên trong hoặc bên ngoài cần thiết.

Mục tiêu lớn nhất là lập trình lại các tế bào hỗ trợ, được nằm trong mạng lưới các tế bào lông và được cung cấp hỗ trợ cấu trúc, vào các tế bào lông bên trong hoặc bên ngoài.

Ông Garcia-Anoveros cho biết thêm: “Giờ đây chúng tôi có thể hiểu được cách chế tạo ra các tế bào lông tai bên trong và ngoài và xác định được tại sao chúng dễ chết và gây điếc”.

Các tác giả khác của nghiên cứu tại Northwestern gồm Anne Duggan – đồng tác giả chính, John C. Clancy, Chuan Zhi Foo, Ignacio García Gómez, Yingji Zhou, Kazuaki Homma và Mary Ann Cheatham.

Nghiên cứu được tài trợ bởi các khoản trợ cấp R01 DC015903 từ National Institute of Deafness and other Communications Disorders và R01 DC019834 từ National Institutes of Health.

Hoàng Quân