Lợi nhuận của Habeco sụt giảm sau 9 tháng đầu năm

(SHTT) - Lợi nhuận của Habeco sau 9 tháng đầu năm 2016 chỉ đạt được 755 tỷ đồng và giảm so với cùng kỳ năm ngoái là 25%. Nguyên nhân lợi nhuận sụt giảm là do chi phí bán hàng đã tăng mạnh.

Mới đây, báo cáo tài chính hợp nhất quý III năm 2016 của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco) đã được công bố. Theo báo cáo này thì doanh thu của công ty đạt 3.603 tỷ đồng.

Số liệu này cho thấy chỉ riêng doanh thu quý III năm 2016 đã gần bằng tổng doanh thu của quý I và quý II. Tuy nhiên khi gộp tổng lợi nhuận sau khi trừ đi giá vốn bán hàng thì ra con số 957 tỷ đồng và đã tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong quý III, Habeco chịu chi phí chủ đạo là 315 tỷ đồng. Trong đó chi phí tài chính bao gồm chi phí lãi vay chiếm tỷ lệ khá nhỏ, chỉ 22 tỷ đồng. Như vậy Habeco đã lãi ròng 436 tỷ đồng sau khi hoàn thành số liệu của quý III năm 2016 và bị giảm 7% so với cùng kỳ năm 2015.

Lợi nhuận của Habeco sụt giảm sau 9 tháng đầu năm 

Cũng theo báo cáo thì cuối quý 9, Habeco có 3,381 tỷ đồng và tương đương tiền cùng 788 tỷ đồng đầu tư tài chính ngắn hạn còn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 819 tỷ đồng.

Như vậy sau 9 tháng đầu năm, doanh thu của doanh nghiệp đã giảm 5% còn 7.653 tỷ đồng. Trong khi đó lợi nhuận sau thuế cũng giảm 25% so với cùng kỳ năm ngoái, từ 1.008 tỷ đồng xuống còn 755 tỷ đồng.

Trước tình hình này, mọi người đánh giá nguyên nhân cho sự sụt giảm lợi nhuận của Habeco chính là chi phí bán hàng trong thời gian qua đã tăng mạnh. Cụ thể, trong 9 tháng, số chi phí bán hàng đã lên tới 780 tỷ, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Không chỉ vậy, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng thêm 12% khiến công ty rơi vào tình trạng sụt giảm lợi nhuận.

Habeco cũng không phải là doanh nghiệp duy nhất chịu chi trong năm vừa qua. Sabeco, Hanoi Milk, Vinamilk cũng mạnh tay chi hàng trăm triệu và xuất hàng nghìn tỷ để quảng cáo và hỗ trợ các địa lý. Đặc biệt với Habeco thì tổng giám đốc doanh nghiệp này đã cho hay các khu vực chính trên thị trường đều có sự cạnh tranh gay gắt chính vì vậy, Habeco đã cho tăng cường triển khai các chính sách hỗ trợ các đại lý, điểm bán hàng và liên tục truyền thông, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng. 

Được biết kể từ ngày 28/10/2016, Habeco đã bắt đầu giao dịch trên sàn UPCoM và thu hút sự chú ý lớn bởi cổ phiếu BHN của doanh nghiệp này đã tăng trần 8 phiên liên tiếp. Và ở thời điểm hiện tại thì cổ phiếu BHN đã tăng từ mức giá ban đầu 39.000 đồng/cổ phiếu lên 111.000 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên Habeco đang có ý định chuyển từ sàn đăng ký giao dịch UPCoM sang sàn HOSE. 

PV