Đỉnh núi cao nhất thế giới ở đâu?

(SHTT) – Everest luôn được thế giới biết đến với danh hiệu ngọn núi cao nhất thế giới nhưng theo sự tính toán của các nhà khoa học, độ cao của Everest vẫn phải xếp sau một ngọn núi lửa thuộc dãy núi Andes.

Kể từ khi Sir Edmund Hillary chinh phục thành công đỉnh Everest vào năm 1953, hàng ngàn cuộc phiêu lưu cũng đã được thực hiện để thách thức lộ trình chết người và có thể đặt chân lên “nóc nhà của thế giới”.

Trong thực tế, có rất nhiều phượt thủ thực hiện việc leo lên đỉnh Everest mỗi năm một lần để ngắm vẻ dẹp của dãy Himalaya đang dần dần trở thành sợi chỉ do sự ăn mòn của điều kiện tự nhiên.

 Quang cảnh hùng vĩ của dãy núi Himalaya.

Everest được mệnh danh là ngọn núi cao nhất thế giới với độ cao so với mặt biển là 8.848 mét nhưng trong thực tế, xét theo các tính toán khoa học, vị trí số 1 của Everest lại bị Chimborazo – một ngọn núi lửa thuộc dãy Andes, ở Ecuador lấy mất nếu như thực hiện đo từ tâm Trái Đất.

Chimborazo - ngọn núi cao nhất hành tinh tính từ tâm Trái Đất.

Theo Eli Rosenberg thuộc tờ New York Time, nếu so với mực nước biển đỉnh của ngọn núi Chimboraz cao 6.248 mét, thấp hơn đỉnh Everest 2.600 mét. Nhưng vì bề mặt của Trái Đất không phẳng và nếu lấy mốc từ tâm của Trái Đất thì thứ hạng sắp xếp sẽ thay đổi.

Về cơ bản, vì Trái Đất không phẳng, nó phình ra khi tới gần xích đạo và bằng phẳng dần về phía hai điểm cực do đó những ngọn núi gần đường xích đạo sẽ cao hơn so với núi ở các ku vực khác. Điều này chính xác khi Chimborazo nằm gần ngay đường xích đạo và Everest nằm ở 28 độ về phía Bắc.

Vậy độ cao chính xác của hai ngọn núi này tính từ tâm Trái Đất là bao nhiêu?

Theo một nghiên cứu, tính từ tâm Trái Đất, Everest có độ cao 6.382 km, trong khi đó Chimborazo có chiều cao 6.384 km. Mặc dù hai ngọn núi này có khoảng cách chênh lệch rất sát, chỉ 3,2 km nhưng nó cũng đủ để giúp Chimborazo chiếm giữ danh hiệu đỉnh núi cao nhất thế giới.

Mặc dù Everest không phải là đỉnh núi cao nhất thế giới đi chăng nữa thì nó vẫn sẽ là một điểm đến yêu thích của các nhà leo núi vì mức độ nguy hiểm và địa hình khó khăn của địa hình này.

 

Bình thường phải mất tới 10 ngày chỉ để leo lên tới trại cơ sở của Everest, sáu tuần ở đó để thích nghi với môi trường xung quanh và 9 ngày tiếp theo để chinh phục đỉnh núi.

Trong khi đó, để đặt chân tới đỉnh núi Chimborazo chỉ mất tới 2 ngày sau khi 2 tuần làm quen với điều kiện khí hậu nơi này.

Và nếu lấy mực nước biển làm mốc, Chimborazo thậm chí còn không phải là đỉnh núi cao nhất thuộc dãy Andes. Danh hiệu đó thuộc về núi Aconcagua với độ cao 6.961 mét so với mực nước biển.

Do đó, nếu như bạn đã lên kế hoạch chinh phục đỉnh Everst để ghi tên của mình cạnh Sir Edmund Hillary thì hãy cứ tiếp tục kế hoạch vì nó vẫn là ngọn núi cao nhất thế giới so với mực nước biển. Sau đó bạn có thể làm một chuyến “tản bộ nhẹ nhàng” lên đỉnh ngọn núi Chimborazo để thỏa mãn ước mơ chinh phục những đỉnh núi cao nhất thế giới của bản thân.

Nguyễn Huế