Vì sao Tổng thống Mỹ không tham dự Hội nghị thượng đỉnh Đông Á?

(SHTT) - Ông Trump dự kiến thực hiện chuyến công du 12 ngày, và dự hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào ngày 13/11 tại Philippines trong chặng cuối chuyến đi. Tuy nhiên, Tổng thống sẽ rời đi vào ngày 14/11, tức ngày khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS).

Washington Post dẫn nguồn tin Nhà Trắng hôm 24/10 cho hay, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ kết thúc chuyến công du châu Á sớm hơn dự kiến. Theo đó, quốc gia cuối cùng mà Tổng thống Mỹ tới trong hành trình vẫn là Philippines.

Ông Trump dự kiến thực hiện chuyến công du 12 ngày, đi qua 5 năm nước tại châu Á và dự hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào ngày 13/11 tại Philippines trong chặng cuối chuyến đi. 

Tuy nhiên, Tổng thống sẽ rời đi vào ngày 14/11, tức ngày khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS). 

Một phái đoàn Mỹ khác sẽ dự EAS và Nhà Trắng cho biết ông Trump sẽ dự "một số cuộc họp liên quan đến EAS trước khi cuộc họp chính thức bắt đầu", theo AP. EAS sẽ quy tụ nhiều nước châu Á, cũng như Australia, New Zealand và Nga. 

Vì sao Tổng thống Mỹ không tham dự Hội nghị thượng đỉnh Đông Á? 

Nhà Trắng không nêu rõ lý do khiến ông Trump vắng mặt tại Hội nghị này.

Ở một diễn biến khác, Tổng thống Donald Trump hôm 24/10 ra sắc lệnh mới chỉ đạo các cơ quan chính phủ liên quan nối lại hoạt động xem xét nhận người tị nạn. Ông Trump từng cho rằng Mỹ cần làm tốt hơn nhằm quyết định ai được phép vào đất nước do lo ngại mối đe doạ khủng bố. 

Theo sắc lệnh ông Trump ký đầu năm nay, Mỹ tạm dừng tiếp nhận người tị nạn từ tất cả các nước, với một số ngoại lệ. Sắc lệnh kéo dài 120 ngày hết hạn hôm 24/10, nay được thay bằng sắc lệnh mới. 

Sắc lệnh mới thiết lập quy trình xét duyệt kéo dài 90 ngày với 11 nước chính quyền Mỹ trước đó cho là "có nguy cơ cao". Với biện pháp an ninh tăng cường, Mỹ sẽ xem xét dữ liệu tiểu sử của người xin tị nạn, cũng như phân tích hiện diện trên mạng xã hội của họ. 

Tháng 1/2017, Tổng thống Donald Trump đã ký các sắc lệnh hành pháp siết chặt các chính sách visa và người tị nạn của Mỹ. Các sắc lệnh này đã hủy bỏ hầu hết các đơn xin tị nạn từ một số nước Hồi giáo trong vòng 4 tháng đồng thời cấm vĩnh viễn một số người tị nạn Syria được vào Mỹ. Kể từ khi sắc lệnh được ký, lệnh cấm đi lại đã được áp dụng thêm đối với các nước ở châu Phi, châu Á và Nam Mỹ.

Lệnh cấm đi lại gây tranh cãi đã bị cản trở bởi một số tòa án tại một số bang như Hawaii và Maryland. Tòa án Tối cao Mỹ đã ra phán quyết rằng lệnh cấm người tị nạn trong vòng 120 ngày có thể có hiệu lực trong tháng 6 và kết thúc ngày 24/10.

PV (t/h)