'Lạc' vào vùng đất cổ sinh ở Festival Huế 2022

Tại kỳ Festival Huế 2022, du khách có cơ hội “bước chân” vào vùng đất cổ sinh, nơi có hóa thạch răng voi ma mút, hóa thạch ốc, viên đá cổ hơn 2,9 tỷ năm...

Từ ngày 25/6 đến ngày 30/6, Tuần lễ Festival Huế 2022 diễn ra với hàng chục lễ hội, chương trình, hoạt động hưởng ứng, tạo nên màu sắc văn hóa đa dạng trên mảnh đất xứ Huế.

Những ngày này, nhiều du khách và người dân kháo nhau về một triển lãm lần đầu xuất hiện tại kỳ Festival này. Đó là Triển lãm “Hóa thạch - Hành trình khám phá nguồn gốc sự sống trên Trái Đất” ở điểm di tích Bộ Học triều Nguyễn (số 76 đường Hàn Thuyên, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế).

 Du khách chụp ảnh cùng viên đá cổ.

Triển lãm này do Bảo tàng Hóa thạch Hà Nội kết hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức đến ngày 31/10.

Bước vào không gian triển lãm đồ sộ này, đập vào mắt khách tham quan là viên đá cổ nhất Việt Nam có niên đại 2,936 tỷ năm. Đây là viên đá được PGS. TS Trần Ngọc Nam, nguyên Chủ nhiệm khoa Địa lý – Địa chất, trường ĐH Khoa học, ĐH Huế phát hiện vào năm 2001 tại khu vực thác nước Hưng Khánh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.

Ngoài viên đá này, triển lãm còn có khoảng 2.000 mẫu hóa thạch với thiên thạch, răng động vật, san hô cổ đại...

Các du khách chiêm ngưỡng các hóa thạch ở triển lãm. 

Đến đây, du khách được hòa mình vào không gian của lịch sử tự nhiên trái đất trải dài hàng trăm triệu năm. Mọi người có hiểu biết thêm các câu chuyện về nguồn gốc sinh giới trên trái đất, về sự ra đời, tiến hoá và diệt vong của những loài sinh vật từng có mặt trên hành tinh này. Qua đó, đánh thức tình yêu, ham muốn khám phá lịch sử tự nhiên của khách tham quan.

Mọi người được ngắm những sinh vật từng tồn tại cách đây hàng trăm triệu năm, những sinh vật đã tuyệt chủng, những sinh vật chính là nguồn cơn cho sự tiến hoá phát triển của sinh giới, đỉnh cao là loài người - đang được lưu giữ trong từng lớp đá.

 Lần đầu tiên vùng đất cổ sinh được tái hiện ở Festival Huế 2022.

Ngoài ra, du khách còn được chiêm ngưỡng các tác phẩm hội họa của các họa sỹ được tạo nên bởi sự rung cảm khi đứng trước mẫu vật hoá thạch niên đại hàng trăm triệu năm.

Theo GS. TS Tạ Hòa Phương, Chủ tịch Hội Cổ sinh - Địa tầng Việt Nam, những bảo tàng có sưu tập cổ sinh trên thế giới đã có mặt cách đây khoảng 200 năm. Bảo tàng Hoá thạch Hà Nội hiện là bảo tàng hoá thạch đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam, có sứ mệnh sưu tầm, gìn giữ cho hôm nay và mai sau một dạng tài nguyên thiên nhiên đặc biệt của đất nước. Đó là những hoá thạch - dấu tích của sự sống trên đất nước ta hàng trăm triệu năm trước.

 Đa dạng các hóa thạch.

“Mỗi mẫu vật hoá thạch được sưu tầm đều góp phần làm phong phú thêm hiểu biết của nhân loại về thế giới sinh vật từng có mặt trong lịch sử trái đất. Triển lãm hoá thạch lần này là cơ hội mang đến cho cộng đồng cái nhìn đúng đắn và những nguồn kiến thức bổ ích của lĩnh vực cổ sinh vật học”, GS. TS Tạ Hòa Phương chia sẻ.

 Triển lãm truyền cảm hứng cho bạn trẻ tiếp cận với khoa học tự nhiên.

Theo Bảo tàng Hoá thạch Hà Nội, có rất nhiều loài sinh vật từng tồn tại trên trái đất đã bị tuyệt chủng. Những di tích và di thể của chúng được bảo tồn trong các lớp đá. Tuỳ thuộc vào điều kiện bảo tồn, các di tích có thể nguyên vẹn hoặc còn phần xương cứng hoặc cành, lá cây, có khi chỉ là những dấu vết hoạt động sống. Trải qua quá trình hoá thạch, những di tích đó được lưu giữ đến ngày nay.

Thừa Thiên