NASA: Phát hiện ngôi sao lâu đời nhất từng được ghi nhận – niên đại 12,9 tỷ năm ánh sáng

(HTT) - Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA đã phát hiện một ngôi sao khổng lồ có niên đại 12,9 tỷ năm ánh sáng, trở thành ngôi sao lâu đời nhất từng được ghi nhận lại.

Cụ thể, ngày 30/3/2022, nhóm các nhà khoa học đã công bố phát hiện này trên tạp chí Nature. Theo đó, ngôi sao này đã tồn tại một tỷ năm sau vụ nổ BigBang.

 

Các nhà khoa học đặt tên cho ngôi sao này là Earendel, có nghĩa là "sao mai" trong tiếng Anh cổ. Khám phá mới này đã phá kỷ lục trước đó về ngôi sao đơn xa nhất và lâu đời nhất được Hubble quan sát vào năm 2018. Ánh sáng từ ngôi sao với tên gọi Icarus này mất 9 tỷ năm để đến Trái đất, theo NASA.

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) cho biết, ngôi sao này có thể nặng gấp 50 lần so với khối khối lượng mặt trời và sáng gấp hàng triệu lần ngôi sao ở thiên hà của chúng ta.

Mặc dù là một trong những ngôi sao lớn nhất từng được quan sát, nhưng khoảng cách quá xa so với Trái đất khiến Earendel khó được phát hiện, ngay cả kính viễn vọng không gian Hubble - “Mắt thần” quan sát vũ trụ của Trái Đất.

 Kính thiên văn Hubble được đặt theo tên của Edwin Hubble, người chịu trách nhiệm đưa ra hằng số Hubble và là một trong những nhà thiên văn học vĩ đại nhất mọi thời đại.

Trong trường hợp thông thường, kính thiên văn chỉ có thể phát hiện những ngôi sao riêng lẻ trong các thiên hà “láng giềng” gần. Tuy nhiên, trong hiện tượng đặc biệt được gọi là "thấu kính hấp dẫn", một cụm thiên hà WHL0137-08 xếp hàng, tạo ra "một kính lúp tự nhiên mạnh mẽ” cho phép Kính viễn vọng Không gian Hubble phát hiện ngôi sao ở xa.

Nhờ sự liên kết hiếm có, Earendel xuất hiện gần như trực tiếp, cung cấp ánh sáng tối đa, ló ra từ ánh sáng chung của thiên hà chính - độ sáng của ngôi sao này được khuếch đại lên hàng nghìn lần.

Ông Brian Welch, Đại học Johns Hopkins ở Baltimore, cho hay “Nghiên cứu về Earendel sẽ là một cánh cửa dẫn vào một kỷ nguyên vũ trụ mà chúng ta chưa quen thuộc”.

Hiện tại có rất ít thông tin về Earendel nhưng nhóm nghiên cứu hy vọng có thể chứng minh đây là một ngôi sao đơn lẻ chứ không phải một cụm sao.

Để xác nhận phát hiện này, các nhà khoa học có khả năng sử dụng kính viễn vọng không gian James Webb mới phóng gần đây nhất của NASA, có độ nhạy cảm caocao với những bước sóng dài để nghiên cứu thêm thông tin về ngôi sao này, bao gồm cả thành phần hóa học của nó.

Sune Toft, người đứng đầu trung tâm Cosmic Dawn, giáo sự tại viện Niels Bohr đồng thời là thành viên của nhóm nghiên cứu chia sẻ rằng “Kính viễn vọng không gian Webb cho phép các nhà khoa học xác định ánh sáng, nhiệt độ, các thành phần hóa học của Earendel. Ngôi sao này có khả năng là phát hiện đầu tiên được biết đến về thế hệ sao sớm nhất của vũ trụ”.

Hoài Linh