IoT - Giải pháp hữu ích trong việc quản lý và bảo trì tài sản sản xuất cho doanh nghiệp

(SHTT) – Với sự bùng nổ của cách mạng 4.0, những giải pháp công nghệ đang dần trở nên phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Xu hướng ứng dụng giải pháp IoT cho nhà máy là một trong những vấn đề doanh nghiệp cần thực hiện để đi lên chuyển đổi số.

IoT bắt nguồn từ khái niệm Internet of Things – Internet kết nối mọi thứ, IoT đề cập đến nền tảng kỹ thuật số, nơi mà hàng tỷ thiết bị vật lý trên khắp thế giới được kết nối với mạng internet để thu thập và chia sẻ dữ liệu.  

Xu hướng ứng dụng IoT cho nhà máy sản xuất 

Trong ngành công nghiệp sản xuất, chúng ta đang nhìn thấy các thiết bị kết nối với nhau đã mở ra một hướng đi mới trong việc chia sẻ dữ liệu mà trước đây không hề có được.

Ngày nay, những cảm biến nhỏ lắp trên các máy móc phức tạp cũng có thể thu thập được dữ liệu về tình trạng hoạt động của máy để từ đó có thể lập lịch trình bảo dưỡng cụ thể. 51% các nhà quản lý điều hành trong doanh nghiệp đều đánh giá rằng IoT đang mở ra các ngành nghề kinh doanh mới cho các tổ chức của họ. Và cũng theo công ty tư vấn quản trị toàn cầu Accenture, nền công nghiệp này có thể mang lại thêm 15 nghìn tỉ USD cho kinh tế thế giới vào năm 2030.

Cụ thể hơn về ứng dụng IoT trong sản xuất  đó là việc quản lý các máy móc, thiết bị (tài sản) sản xuất. Các nhà sản xuất có thể cung cấp các nền tảng phần mềm ứng dụng điều hành doanh nghiệp ERP và các thiết bị IoT cho phép khách hàng kết nối, điều khiển và kiểm soát từ xa đối với tài sản của họ để trực quan hoá dữ liệu từ các thiết bị IoT. Có rất nhiều công cụ để trực quan dữ liệu, thông dụng bao gồm: Grafana; Kibana và Power BI. Mục tiêu chính của trực quan hoá dữ liệu là truyền đạt thông tin hiệu quả đến người đọc thông qua các báo cáo.

Lĩnh vực quản lý tài sản sản xuất là một trong những ứng dụng giải pháp IoT trong nhà máy lớn thứ 2 trong cơ cấu ngành công nghiệp. Trong một dự báo cập nhật về chi tiêu IoT vào tháng 6 năm 2017, IDC dự đoán rằng việc sản xuất sẽ chiếm 183 tỷ đô la cho trong đó, chi phí dành cho lĩnh vực quản lý tài sản sản xuất sẽ đạt 45 tỷ đô.

Một ví dụ về ứng dụng IoT trong quản lý tài sản sản xuất trên thị trường hiện nay là giải pháp SmartBiz IoT

Giải pháp này giúp Doanh nghiệp kiểm soát hiệu suất và tối ưu hóa hoạt động của trang thiết bị. Bao gồm giám sát và theo dõi tài sản sản xuất, từ vị trí đến giám sát các thông số trong một số lĩnh vực như chất lượng, hiệu suất, thiệt hại tiềm tàng hoặc sự cố, cải thiện khả năng bảo trì thiết bị theo phương pháp mới: Bảo trì dự đoán.

Giải pháp quản lý và bảo trì tài sản sản xuất Smartbiz IOT - giải pháp giúp kiểm soát hiệu suất và tối ưu hóa hoạt động của trang thiết bị. 

Ngoài ra, giải pháp còn giúp kết nối dữ liệu từ các bộ phận tiếp xúc trực tiếp với khách hàng như marketing, sales, với bộ phận sản xuất. Mạng lưới siêu thông tin của IoT sẽ phối hợp với các công cụ lập kế hoạch, lên lịch và đem lại nhiều chuyển biến tích cực cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Thông qua giải pháp Smartbiz IOT, các thiết bị và cảm biến IoT là cơ sở để hệ thống quản trị doanh nghiệp thực hiện các phân tích tức thời, chủ động nắm bắt và theo dõi được tình hình sản xuất theo thời gian thực, thay vì chờ đợi các báo cáo được tổng hợp thủ công.

Giải pháp Quản lý và Bảo trì Tài sản sản xuất SmartBiz tích hợp IoT trên các tài sản sản xuất và nền tảng ERP vượt trội giúp số hoá các quy trình nghiệp vụ 

Đây cũng là hướng đi chuyển đổi số mà nhiều doanh nghiệp áp dụng. Những doanh nghiệp sớm nhận ra lợi ích của việc chuyển đổi và ứng dụng IoT sớm chắc chắn sẽ có được lợi thế người dẫn đầu và gặt hái được giá trị vượt trội.

Doanh nghiệp của bạn có thể liên hệ với những Nhà tư vấn giải pháp IoT bằng Hotline: 0911 741 551 hoặc để lại thông tin trên  https://sbiz.vn để nhận được tư vấn có giá trị và hiệu quả.

Quỳnh Chi