Đại học Bách khoa Hà Nội tham gia dự án mô hình giáo dục đa quốc gia ACES

(SHTT) - Đại học Bách Khoa Hà Nội là đại diện Việt Nam hợp tác cùng Vương quốc Anh trong nghiên cứu mô hình giáo dục nâng cao khả năng thích ứng xã hội của học sinh và sinh viên thông qua các hoạt động vui chơi - ACES.

Đại học Bách khoa Hà Nội thực hiện dự án ACES “Mô hình giáo dục lấy cộng đồng làm trung tâm để phát triển khả năng thích ứng xã hội: Học tập vui vẻ hướng tới một xã hội toàn diện, an toàn và kiên cường” (“A Community-Centred Educational Model for developing Social Resilience (ACES): Playfulness towards an inclusive, safe and resilient society”) do Quỹ Nghiên cứu Thách thức toàn cầu (#GCRF) của Chính phủ Anh tài trợ.

 

Dự án ACES, đang được xây dựng dựa trên nghiên cứu và thực hành đồng cảm và toàn diện về trò chơi và sáng kiến GameChangers từng đoạt giải của Đại học Coventry và sáng kiến chị em của nó - CreativeCulture ở Malaysia.

Trong dự án ACES, là việc điều tra tác động của giáo dục chuyển đổi thông qua các phương pháp tiếp cận và trải nghiệm vui tươi nhằm phát triển khả năng phục hồi xã hội, hướng đến những người trẻ ở Malaysia, Việt Nam và Indonesia. Phù hợp với Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc về giáo dục chất lượng bình đẳng, hòa nhập, chúng tôi đang phát triển một mô hình sư phạm sáng tạo và chương trình liên kết với các hoạt động vui tươi, trải nghiệm, đồng sáng tạo và có sự tham gia của mọi người. Mô hình ACES nhằm mục đích kết nối các bối cảnh và không gian giáo dục chính thức và không chính thức để hướng tới một xã hội hòa nhập, an toàn và linh hoạt.

Thông qua khía cạnh lấy cộng đồng làm trung tâm của phương pháp tiếp cận, những người trẻ tuổi sẽ có thể phát triển các năng lực cụ thể không liên quan đến kỷ luật có thể duy trì họ như những người học tích cực suốt đời và đóng góp cho cộng đồng của họ. Giáo viên và các nhóm cộng đồng địa phương tham gia vào dự án để rút ra kiến thức và kinh nghiệm địa phương, đồng thời mở rộng quyền đồng sáng tạo và quyền sở hữu quá trình giáo dục cho cộng đồng. Kết quả dự án sẽ được chuyển thành các khuyến nghị về chính sách và thực tiễn.

Các trường đại học tham gia dự án gồm có Đại học Coventry (CU, Vương quốc Anh) với tư cách là trưởng dự án, Đại học Malaysia Sarawak (UNIMAS, Malaysia), Đại học Muhammadiyah Ponorogo (UMPO, Indonesia) và Đại học Bách khoa Hà Nội (HUST, Việt Nam).

Để thực hiện mục tiêu xây dựng phương pháp giáo dục nâng cao khả năng thích ứng xã hội, giúp các bạn trẻ được thoả sức trải nghiệm và bứt phá giới hạn của bản thân, dự án ACES được đồng thực thi bởi đội ngũ chuyên gia đến từ nhiều lĩnh vực liên quan như giáo dục, công nghệ, đổi mới sáng tạo, văn hóa.

PGS. Hoàng Thị Bích Thuỷ và nhóm dự án ở Đại học Coventry 

Chủ trì dự án phía Việt Nam là PGS. Hoàng Thị Bích Thuỷ, Viện Kỹ thuật Hóa học với hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu. Trong dự án, các bên sẽ cùng nghiên cứu và xây dựng các phương pháp dạy học bằng trò chơi, phát triển khả năng tương tác, đồng sáng tạo và giải quyết vấn đề, từ đó giúp các em học sinh và sinh viên có các kỹ năng ứng phó xã hội và trở thành các công dân vững vàng.  

Tại Việt Nam, dự án sẽ được tiến hành tại Hà Nội, Hòa Bình, Quảng Ninh, Thái Nguyên và thành phố Hồ Chí Minh, trong thời gian 3 năm. Thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh và Thái Nguyên được chọn để nguyên cứu bối cảnh các trường đại học còn Hoà Bình và Quảng Ninh được chọn để nghiên cứu bối cảnh các trường phổ thông.

Do tình hình dịch Covid – 19 tại ba nước đối tác vẫn còn phức tạp cộng thêm đi lại giữa các nước còn nhiều hạn chế, lễ ra mắt khởi động dự án đã được tổ chức vào ngày 24/06/2020 dưới hình thức trực tuyến. Dù vậy, hội thảo vẫn thu hút được đông đảo sự quan tâm của nhiều tổ chức, cá nhân trên thế giới nói chung và Châu Á nói riêng.

Đức Tài - Phạm Tuấn