Phóng sự ảnh: Những rạp hát hàng đầu Sài Gòn nay ra sao?

(SHTT) - Sau năm 1975, Sài Gòn có tới hơn 60 rạp hát, rạp chiếu phim với quy mô lớn, nhỏ. Thế nhưng đến nay, có những rạp hát còn nhưng ngưng hoạt động, chuyển công năng phục vụ và không ít rạp hát mất hẳn dấu tích.

aaa

Sau năm 1975, Sài Gòn từng có đến 60 rạp chiếu phim và rạp hát. Thế nhưng đến nay, phần lớn gần như đã biến mất hoàn toàn hoặc được chuyển đổi công năng.
Rạp Majestic nằm ở cuối đường Catinat (nay là đường Đồng Khởi) là một trong những rạp hạng sang và đẹp, nằm cận kề với khách sạn Majestic. Đến nay, rạp đã trở thành Nhà hàng Maxim's.
Sang trọng nhất trong số này là rạp Rex của ông bà Nguyễn Phúc Ưng Thi, nay đã chuyển đổi thành khách sạn Rex nằm trên giao lộ Nguyễn Huệ - Lê Thánh Tôn.
Một rạp khác của ông bà Ưng Thi là rạp Đại Nam cũng thuộc vào loại hạng nhất ở Sài Gòn. Rạp có một tầng lầu và máy lạnh. Đến nay, nơi đẩy trở thành khách sạn Đại Nam nằm trên đường Trần Hưng Đạo.
Rạp Nguyễn Văn Hảo được xây dựng những năm 1940, chuyên diễn các vở cải lương. Rạp được xây dựng với 3 tầng khán phòng với tổng số ghế cho khán giả là 1.200 ghế - được coi là rạp có số ghế nhiều nhất lúc đó - chưa kể ghế súp đặt dọc theo đường đi khi gánh hát bán hết vé chính thức. Sau năm 1975, rạp đổi tên thành rạp Công Nhân và duy trì tên gọi này cho đến ngày nay. Hiện nơi đây là trụ sở Nhà hát Kịch TP.HCM.
Rạp Aristo (còn có tên là Trung Ương Hí Viện) từng gắn liền với khá nhiều đoàn hát danh tiếng thời bấy giờ. Hiện tại, vị trí toạ lạc cũ của rạp Aristo là khách sạn 5 sao New World SaiGon (đường Lê Lai, Quận 1).
Rạp Vĩnh Lợi từng nằm trên đường Lê Lợi (Quận 1) sau nhiều lần chuyển đổi công năng thì trở thành một chuỗi các cửa hàng, siêu thị, công ty khác nhau.
Rạp Kim Châu trên đường Nguyễn Thái Bình (Quận 1) cũng đã biến mất, nơi nay hiện là nhà hát Bông Sen chuyên diễn cải lương.
Rạp Norodom (23 Lê Duẩn, Quận 1) từng là rạp hát nổi tiếng và thu hút nhiều khách bậc nhất Sài Gòn. Sau đó, nơi đây dùng làm trụ sở của Công ty xổ số kiến thiết TP.HCM cho đến năm 2015 thì được bán đấu giá. Công ty đầu tư phát triển địa ốc Tân Hoàng Minh đã mua được lô đất này.
Rạp Olympic nay là Trung tâm Văn hóa TP.HCM (Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1) từng được công ty Kim Chung của ông bầu Long độc quyền với các vở diễn nổi tiếng một thời: Mạnh Lệ Quân, Lan và Ðiệp,…
Rạp Thanh Vân (360A Cách Mạng Tháng 8, Quận 3) một thời là nơi ưa chuộng của giới thượng lưu Sài Gòn. Thế nhưng, trải qua nhiều biến cố, rạp Thanh Vân hiện nay là nơi lưu trữ nhạc cụ của Nhà hát giao hưởng vũ kịch thành phố.

Quang Anh