Bé ngủ thường giật mình thon thót, ba mẹ “đối phó” thế nào?

(SHTT) - Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng giật mình khi ngủ ở trẻ sơ sinh. Ba mẹ nên lưu ý để có cách xử lý kịp thời, tránh nguy hiểm cho trẻ.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh giật mình khi ngủ

1. Phản xạ tự nhiên

Như chúng ta đều biết, giật mình là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để phản ứng lại với một kích thích nào đó từ bên ngoài tác động vào. Trẻ sơ sinh cũng không ngoại lệ. Điều này hoàn toàn vô hại và sẽ biến mất khi bé được 3- 6 tháng tuổi.

2. Tiếng ồn

Những tiếng động từ môi trường bên ngoài: tiếng đóng, mở cửa, tiếng chuông điện thoại, tiếng nói chuyện… rất dễ làm trẻ giật mình lúc ngủ bởi trẻ chưa quen với môi trường sống bên ngoài bụng mẹ.

3. Gặp ác mộng

Cũng giống như người lớn, trẻ cũng có thể mơ ác mộng trong lúc ngủ. Đây là điều rất bình thường, dễ gặp phải. Tuy nhiên, đôi khi nó cũng có thể là hội chứng biểu hiện sự sợ hãi của trẻ khi về đêm.

4. Thiếu dinh dưỡng

Thiếu canxi cũng là một nguyên nhân khiến trẻ hay bị giật mình khi ngủ. Tình trạng thiếu vi chất này còn có một số biểu hiệu như còi xương, chậm mọc răng, rụng tóc, hay ra mồ hôi trộm,…

Phòng tránh bé giật mình

Để khắc phục tình trạng trên,các mẹ cần phải:

  • - Thường xuyên cho bé bú bằng sữa mẹ để trẻ không bị đói khi ngủ. Hạn chế dùng sữa công thức và phải nâng cao chất lượng sữa mẹ để tăng cường hệ tiêu hóa cho bé.
  • - Cho bé tắm nắng thường xuyên để cung cấp, tăng cường lượng canxi cần thiết, hấp thu vitamin D cho cơ thể trẻ sơ sinh. Thời gian tắm nắng 15 phút trong khoảng thời gian từ 7h đến 8h sáng là tốt nhất.
  •  
  • - Phòng ngủ của bé thoáng mát, sạch sẽ, nhiệt độ vừa phải và ánh sáng phù hợp.
  •  
  • - Cho bé mặc đủ ấm khi đi ngủ.
  • - Khi trẻ giật mình do gặp ác mộng, các mẹ hãy ôm bé vào lòng và vỗ nhẹ vào ngực theo nhịp.
  •  
  • - Trường hợp trẻ giật mình, quấy khóc kèm theo những biểu hiện lạ như: ho, thở khó,… thì các mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.