Bản quyền và tương lai ngành sáng tạo nội dung số tại Việt Nam

(SHTT) - Sáng ngày 17/4/2024, Tọa đàm “Bản quyền và phát triển bền vững ngành công nghiệp sáng tạo nội dung số” đã diễn ra tại Khách sạn La Thành, Hà Nội, do Cục Bản quyền tác giả phối hợp với Hội Truyền thông số Việt Nam và Liên minh Sáng tạo nội dung số tổ chức.

Ngày 17/4, tọa đàm Bản quyền và Phát triển bền vững ngành công nghiệp sáng tạo nội dung số do Cục Bản quyền tác giả chủ trì phối hợp với Hội Truyền thông số Việt Nam và Liên minh Sáng tạo nội dung số tổ chức tại khách sạn La Thành, Hà Nội.

 Tọa đàm “Bản quyền và phát triển bền vững ngành công nghiệp sáng tạo nội dung số” diễn ra vào sáng ngày 17/4/2024. Ảnh: Hoàng Kim

Tọa đàm có sự tham dự của khoảng 250 đại biểu, gồm: Đại diện lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước; đại diện lãnh đạo các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan; các chuyên gia, nhà khoa học, cộng đồng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo nội dung (điện ảnh, game, chương trình giải trí, video, phim…) hoặc có liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan và các cơ quan thông tấn báo chí.

Sự kiện có sự tham gia trưng bày gian hàng của nhiều doanh nghiệp. Ảnh: Hoàng Kim 

Trong bài phát biểu tại lễ khai mạc buổi tọa đàm, ông Trần Hoàng - Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - chia sẻ: “Sự kiện ngày hôm nay là hoạt động có ý nghĩa thiết thực để hưởng ứng ngày Sở hữu trí tuệ thế giới, góp phần quảng bá các hoạt động sáng tạo và thực thi bảo hộ bản quyền tại Việt Nam.

Đây là điều kiện cần và đảm bảo để Việt Nam phát triển các ngành công nghiệp văn hóa theo tinh thần của Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 8/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của Việt Nam đến năm 2030”.

Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả, ông Trần Hoàng phát biểu khai mạc của buổi tọa đàm . Ảnh: Hoàng Kim

Cũng trong bài phát biểu của mình, ông Trần Hoàng nói thêm: “Hiện nay, các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đã có những bước phát triển mới về mặt nghệ thuật, công nghệ và cách thức tiếp cận công chúng; khía cạnh thương mại của các ngành công nghiệp văn hóa cũng được chú trọng đầu tư, phát triển.

Làm tốt công tác bảo hộ bản quyền là một trong những yếu tố quan trọng để chúng ta xây dựng nền công nghiệp văn hóa phát triển lành mạnh, đủ sức cạnh tranh; đóng góp ngày càng nhiều vào GDP, tạo thêm việc làm và tăng kim ngạch xuất khẩu của đất nước”.

Tọa đàm có sự tham gia của nhiều lãnh đạo đầu ngành. Ảnh: Hoàng Kim 

Tọa đàm tập trung thảo luận về các vấn đề liên quan đến bản quyền và phát triển bền vững ngành công nghiệp sáng tạo nội dung số, bao gồm quy định pháp luật về bản quyền tác giả và quyền liên quan, thực trạng vi phạm bản quyền, giải pháp bảo vệ bản quyền, vai trò của các bên liên quan…

 Tọa đàm diễn ra sôi nổi với nhiều vấn đề được quan tâm được đưa ra trao đổi. Ảnh: Hoàng Kim

Phiên thảo luận của buổi tọa đàm đã diễn ra trong bầu không khí sôi nổi, với nhiều ý kiến trao đổi thảo luận cởi mở, thẳng thắn. Các đại biểu đánh giá cao nội dung Tọa đàm và cho rằng đây là một diễn đàn hữu ích để các bên liên quan cùng nhau thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất giải pháp cho những vấn đề liên quan đến bản quyền và phát triển bền vững ngành công nghiệp sáng tạo nội dung số.

Phiên thảo luận của buổi tọa đàm đã diễn ra trong bầu không khí sôi nổi, với nhiều ý kiến trao đổi thảo luận cởi mở, thẳng thắn. Ảnh: Hoàng Kim

Tọa đàm Bản quyền và Phát triển bền vững ngành công nghiệp sáng tạo nội dung số đã góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ bản quyền trong lĩnh vực sáng tạo nội dung số, đồng thời đề xuất những giải pháp thiết thực để phát triển bền vững ngành công nghiệp này.

Không gian triển lãm tại Tọa đàm. Ảnh: Hoàng Kim 

Song song với Tọa đàm là hoạt động triển lãm, trưng bày các tác phẩm sáng tạo của các doanh nghiệp sáng tạo nội dung số diễn ra cùng ngày 17/4 tại Khách sạn La Thành, Hà Nội.

Hoàng Kim