Quan Hóa - Thanh Hóa tổ chức hội nghị đánh giá, phân loại sản phẩm OCOP đợt 1, năm 2003

(SHTT) - Mới đây, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Quan Hóa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2023.

Thực hiện Kế hoạch số 27/KH-UBND ngày 06/02/2023 của UBND huyện Quan Hóa về việc thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2023. Sáng 14/12, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Quan Hóa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2023.

 

Chủ trì hội nghị, Đồng chí Hà Thị Nga, Ủy viên BTV huyện ủy, Phó CT UBND huyện, Chủ tịch Hội đồng đánh giá, phân loại sản phẩm OCOP huyện. Hội nghị có sự tham dự đại diện các sở, ban, ngành là thành viên Hội đồng, gồm: Sở Nông Nghiệp & PTNT; Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Tài nguyên - Môi trường; Sở Công thương. Thành viên tổ giúp việc cho hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm huyện Quan Hóa; Đại diện lãnh đạo UBND; cán bộ phụ trách Chương trình OCOP các xã: Nam Tiến, Thiên Phủ; Các Chủ thể có sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1, năm 2023.

 

Các sản phẩm đánh giá, phân loại gồm có: Bánh Nhãn Hồi Xuân (Tổ hợp tác sản xuất Bánh Nhãn truyền thống thị trấn Hồi Xuân huyện Quan Hóa); Khâu nhục Vũ Nghị (Hợp tác xã phát triển dịch vụ NLNN Quan Hóa – Khu khằm thị trấn Hồi Xuân, huyện Quan Hóa, Thanh Hóa); Măng khô xé sợi Mường Khằng (Hộ kinh doanh Bùi Hồng Tuấn – Bản Dôi, xã Thiên Phủ, huyện Quan Hóa, Thanh Hóa); Măng Ốt Lê Hiền (Hộ kinh doanh Lê Thị Hiền – Phố mới xã Nam Tiến, huyện Quan Hóa, Thanh Hóa). Tại Hội nghị các thành viên Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đã nghiêm túc, đánh giá từng sản phẩm về chất lượng, mẫu mã, đảm bảo điều kiện, quy định về tem, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Theo đánh giá của Hội đồng, các sản phẩm đều là đặc sản, đặc trưng, truyền thống của địa phương Quan Hóa, các chủ thể đã quan tâm đến chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, có truy xuất nguồn gốc và bao bì nhãn mác theo quy định, đã khơi dậy được tiềm năng, thế mạnh về sản vật, vùng nguyên liệu và sử dụng lao động địa phương. Góp phần nêu bật được lợi thế, cơ hội để phát triển và khai thác giá trị sản phẩm gắn với nét văn hóa truyền thống và điều kiện tự nhiên, góp phần chuyển đổi sản xuất theo hướng tăng quy mô gắn với chuỗi giá trị, nâng cao thu nhập cho người dân, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các sản phẩm đều xuất phát từ nhu cầu đời sống Nhân dân, đáp ứng nhu toàn cho người tiêu dùng, giữ gìn bản sắc văn hóa huyện Quan Hóa.

Trên cơ sở kết quả chấm thẩm định của tổ giúp việc, các thành viên Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện đã đánh giá 04 sản phẩm; trong đó có 3 sản phẩm đạt OCOP 3 sao đó là sản phẩm: Bánh Nhãn Hồi Xuân; Khâu nhục Vũ Nghị và Măng khô xé sợi Mường Khằng; sản phẩm Măng Ốt Lê Hiền do một số tiêu chí về mẫu mã chưa đạt yêu cầu nên Hội đồng đề nghị đưa ra giải pháp khắc phục và sẽ được đánh giá, phân hạng lại vào lần sau.

 

Tại hội nghị đồng chí Hà Thị Nga, Ủy viên BTV huyện ủy, Phó CT UBND huyện, Chủ tịch Hội đồng đánh giá, phân loại sản phẩm OCOP huyện ghi nhận và đánh giá cao sự nỗ lực của các sở, ban, ngành, tổ giúp việc, các địa phương và đơn vị chủ thể có sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng. Để tổ chức triển khai, thực hiện tốt các nhiệm vụ của Chương trình OCOP của huyện trong thời gian tới, đề nghị tiếp tục tăng cường tuyên truyền, triển khai, thực hiện chương trình, quan tâm tới việc tuyên truyền mục đích, ý nghĩa và lợi ích của các chủ thể khi tham gia thực hiện chương trình; tổ chức quảng bá các sản phẩm đã được chứng nhận sản phẩm OCOP và các sản phẩm tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Các chủ thể có sản phẩm sau khi được chứng nhận tiếp tục hoàn thiện sản phẩm, bổ sung hồ sơ, tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư nâng cấp mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng mẫu mã bao bì phù hợp với quy định và thị hiếu của thị trường, quan tâm chú trọng đến công tác quảng bá thương hiệu sản phẩm OCOP của địa phương tới người tiêu dùng.

Khang Nguyễn