Nâng cao hiệu quả, chất lượng tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp

(SHTT) - Hiện nay, các doanh nghiệp đang gặp không ít vướng mắc trong việc thực thi pháp luật do quy định pháp luật chưa thực sự rõ ràng, thống nhất. Vì vậy cần những giải pháp hữu hiệu, khả thi nhằm xây dựng một hành lang pháp lý hoàn thiện, nâng cao chất lượng hiệu quả.

Tại Hội nghị đối thoại "Nâng cao hiệu quả, chất lượng tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp", do Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý cùng Ban Quản lý Chương trình Hỗ trợ pháp lý liên ngành, Bộ Tư pháp và Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp tổ chức, sáng 12/9, TS Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Phó trưởng Ban Quản lý Chương trình Hỗ trợ pháp lý liên ngành nhấn mạnh, tuân thủ pháp luật là trách nhiệm của nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Thực tế, tuân thủ làm gia tăng chi phí cho doanh nghiệp ngắn hạn. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần liên tục cập nhật và tuân thủ nghiêm pháp luật.

Trong khi đó, ông Phan Lâm- Viện Nghiên cứu Pháp luật và Kinh tế ASEAN cho rằng, để doanh nghiệp tuân thủ pháp luật thì quan trọng phải có hành lang pháp lý thông thoáng, kiến tạo cho doanh nghiệp phát triển, hội nhập quốc tế. Đơn vị quản lý, giám sát doanh nghiệp thực thi pháp luật phải kịp thời "gỡ vướng", hỗ trợ doanh nghiệp.

 

Ở chiều ngược lại, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế (Bộ Tư pháp) Nguyễn Thanh Tú khẳng định, tuân thủ pháp luật là trách nhiệm của nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Thực tế, tuân thủ làm gia tăng chi phí với doanh nghiệp trong ngắn hạn. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần liên tục cập nhật và tuân thủ nghiêm pháp luật. Hiện tuân thủ pháp luật là điều kiện tối thiểu để doanh nghiệp phát triển và bước ra thế giới. Các Hiệp định thương mại tự do đặt ra những yêu cầu cao hơn về một số vấn đề, trong đó có môi trường. Vì vậy, Chính phủ, Bộ Tư pháp sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, hoàn thiện các lỗ hổng, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp hành trang pháp lý để tự tin bước ra và khẳng định trên thị trường quốc tế.

Tại Hội nghị đối thoại, ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cũng cho biết, chủ đề Hội nghị là nội dung rất quan trọng, không mang tính hàn lâm mà là vấn đề hàng ngày của cả doanh nghiệp và người dân.

"Chúng ta luôn đặt câu hỏi chúng ta có tuân thủ pháp luật đúng hay không. Chúng ta đã quyết toán thuế chưa, chúng ta thực hiện các quy định "tròn" chưa? Khi chúng ta xây nhà, thuê người giúp việc... luôn gắn với vấn đề tuân thủ pháp luật. Tại hội nghị, chúng ta bàn và tìm thứ không thể vượt qua, phải làm - đó là tuân thủ pháp luật. Nó liên quan đến tính bền vững của doanh nghiệp. Giai đoạn này có thể nhỏ, nhưng nó sẽ có ảnh hưởng lớn về sau", Trưởng Ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nói.

Theo ông Đậu Anh Tuấn, ở Việt Nam, tuân thủ pháp luật đang thay đổi dần, nhưng chưa thực sự phổ biến. Thực tế có thể tạo tâm lý, cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra việc thực thi pháp luật của doanh nghiệp thì "động vào đâu cũng sai, sờ vào đâu cũng sai". Doanh nghiệp nước ngoài sẽ ít hơn, nhất là các tập đoàn đa quốc gia, hiện tượng này hầu như không có. Thực tế cũng có thể tạo tâm lý, việc quản lý tuân thủ pháp luật ở Việt Nam thường "nắm người có tóc", ví dụ quản lý an toàn thực phẩm, mới "siết" doanh nghiệp có trụ sở lớn còn thực phẩm vỉa hè chưa xử lý triệt để.

Phạm Tuấn