Xây dựng làng nghề mây tre đan Phú Vinh qua chương trình OCOP

(SHTT) - Huyện Chương Mỹ, Hà Nội đã có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế, trong đó chương trình OCOP đã trao nhiều chứng nhận cho sản phẩm Làng Phú Vinh lưu giữ truyền thống làng nghề mà còn phát triển rộng rãi danh tiếng ở trong và ngoài nước.

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và đã mang lại hiệu quả rõ nét. Nhiều sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, hàng hóa của huyện đã được UBND thành phố Hà Nội chứng nhận đạt ô Cóp từ 3 sao trở lên.

Chương Mỹ có 36 làng nghề, một số nghề truyền thống rất phát triển như: Sản xuất mây tre giang đan, mộc, thêu ren...

Ông Nguyễn Văn Trung, Nghệ nhân Ưu tú, Chủ tịch Hội doanh nghiệp mây tre Phú Vinh 

Trong đó, Làng Phú Vinh là làng nghề ở Hà Nội nổi tiếng với nghề đan mây tre truyền thống, có lịch sử hình thành và phát triển gần 400 năm. Hình thành vào năm 1700, làng Phú Vinh ban đầu có tên gọi là Phú Hoa Trang, nghĩa là trời phú cho dân có bàn tay lụa. Bởi, người dân nơi đây có đôi bàn tay vô cùng điệu nghệ, khéo léo trong việc đan lát mây tre.

 

Trò chuyện với ông Nguyễn Văn Trung, Nghệ nhân Ưu tú, Chủ tịch Hội doanh nghiệp mây tre Phú Vinh, chúng tôi được biết: Bộ sản phẩm lâu đời nhất của làng còn lưu giữ đã có từ năm 1712, hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế.

Điểm mạnh của sản phẩm mây tre đan là làm từ tự nhiên, thân thiện với môi trường, không chỉ tốt cho sức khỏe người sử dụng mà còn tốt cho cả nhân công chế tác. Hơn nữa, nhiều sản phẩm còn đạt độ bền cao.

 

Từ việc cung cấp sản phẩm trang trí nội thất đến cả những chiếc làn xách tay, túi xách tay, hộp cơm, kệ đựng đồ, đèn lồng. Ngoài việc mở rộng phát triển kinh tế, đưa sản phẩm hàng hóa của làng nghề Phú Vinh ra thị trường thế giới.