Chiều nay, nhiều nơi tại Việt Nam đón Nguyệt thực cuối cùng trong năm

(SHTT) - Hiện tượng Nguyệt thực cuối cùng của năm 2022 sẽ diễn ra vào chiều tối ngày 8/11. Tại Việt Nam, nhiều nơi có thể chứng kiến hiện tượng thiên nhiên đặc biệt này.

Theo Space.com, nguyệt thực toàn phần lần này có thể quan sát được ở Châu Đại Dương, Châu Mỹ, Châu Á và Bắc Âu.

Nguyệt thực sẽ bắt đầu lúc 8h10 GMT và sẽ kết thúc vào khoảng 11h49 GMT khi Mặt trăng một lần nữa xuất hiện. Tuy nhiên, thời gian nguyệt thực toàn phần xuất hiện ngắn hơn, sẽ kéo dài từ 9h17 GMT đến 10h42 GMT.

 

Tại Việt Nam, dự báo các tỉnh phía Bắc và một phần miền Trung sẽ quan sát trăng máu ở cấp độ thứ 3, với toàn bộ quá trình là nguyệt thực toàn phần. Trong khi đó khu vực Nam Trung Bộ - Nam Bộ sẽ quan sát ở cấp độ thứ tư, bao gồm một giai đoạn toàn phần và một giai đoạn nguyệt thực một phần.

Tại TP.HCM, người dân có thể bắt đầu quan sát trăng máu hải ly ngay điểm cực đại của giai đoạn toàn phần vào lúc 17 giờ 59 phút ngày 8/11 (giờ Việt Nam), giai đoạn nguyệt thực một phần từ 18 giờ 41 phút đến 19 giờ 49 phút và giai đoạn nguyệt thực nửa tối (mặt trăng hơi đen lại vì bóng của Trái Đất) từ 19 giờ 49 phút đến 20 giờ 56 phút.

Trong khi đó người dân ở Hà Nội sẽ quan sát trăng máu hải ly toàn vẹn từ 17 giờ 16 phút tối 8/11, đạt cực đại vào lúc 17 giờ 59 phút. Mặt trăng sẽ chuyển qua giai đoạn nguyệt thực một phần và nguyệt thực nửa tối cùng thời điểm mà người quan sát từ TP HCM trông thấy.

Quá trình nguyệt thực sẽ bắt đầu từ 15h02, pha toàn phần diễn ra lúc 17h16 và kéo dài khoảng 85 phút. Theo các chuyên gia, tại Việt Nam, bất kì khu vực nào có hướng nhìn về phía Đông trống trải đều có thể quan sát tốt nguyệt thực.

Ở thời điểm cực đại, 82% mặt trời có thể bị mặt trăng che khuất. Hiện tượng nguyệt thực toàn phần gần nhất sau đó sẽ diễn ra ở Úc, Nam Cực và Đông Nam Á vào ngày 20/4 năm sau. Cần lưu ý rằng khi xem các hiện tượng thiên văn như nguyệt thực hay nhật thực, người xem cần chuẩn bị thiết bị bảo vệ mắt chuyên dụng để tránh chịu tác động tiêu cực tới mắt.

Nguyệt thực xảy ra khi trái đất di chuyển vào giữa mặt trăng và mặt trời. Khi đó, trái đất sẽ đổ bóng lên mặt trăng. Bóng của hành tinh xanh có thể che toàn bộ (nguyệt thực toàn phần) hoặc một phần (nguyệt thực một phần) ánh sáng mặt trời và khiến mặt trăng tối đi.

Được biết, tại các nước phương Tây, trăng tròn tháng 11 còn được gọi là "trăng hải ly", nguyệt thực toàn phần còn được gọi là trăng máu.

Đây sẽ là nguyệt thực thứ hai và cũng là lần cuối cùng trong năm 2022. Nguyệt thực trước đó diễn ra vào ngày 16/5. Năm 2023 cũng sẽ có 2 nguyệt thực vào tháng 5 và tháng 10.

Với nền thời tiết được ủng hộ trên cả nước, vào chiều tối ngày 8/11, người dân có thể dễ dàng tận hưởng hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này.

Quỳnh Anh