Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày cá tháng tư

(SHTT) - Cá tháng Tư là ngày đầu tiên của tháng 4, hay còn gọi là ngày nói dối, ngày này người ta có thể thoải mái trêu đùa mà không sợ đối phương bảo mình nói khoác.

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày cá tháng tư 

Nguồn gốc của ngày cá tháng tư (1/4)

Vào năm 1562, Giáo hoàng Gregory XIII (1502 – 1585) đã quyết định chuyển dời ngày đầu tiên của năm mới từ ngày 1/4 sang ngày 1/1.Tuy nhiên, do phương tiện liên lạc thời đó còn nhiều khó khăn, người ta truyền tin chủ yếu bằng cách chạy bộ nên nhiều người nhận được tin đổi lịch chậm mất vài năm. Những người khác tuy biết về việc thay đổi lịch nhưng không chấp nhận lịch mới mà tiếp tục đón năm mới vào ngày1/4. Trò ngoan cố này đã trở thành trò cười cho thiên hạ. Những người khác khi biết được điều này đã lém lỉnh trêu đùa gọi ngày 1/4 năm đó là "ngày Nói dối". Cũng từ đó, cái tên "Cá tháng Tư" hay "ngày Nói dối" chính thức xuất hiện.

Qua thời gian, trò đùa vào ngày 1/4 trở thành truyền thống và lan từ Pháp sang Anh, Scotland (thế kỷ 18). Người Anh gọi những người bị trêu chọc trong dịp 1/4 là “April Fool”, Scotland thì gọi là “gowk” cũng có nghĩa là fool – kẻ ngốc. Người Pháp thì gọi những người bị lừa là Poissons D’Avirl có nghĩa là “những con cá tháng Tư”, ở Việt Nam cá tháng tư cũng được mọi người khá yêu thích và áp dụng.

Ý nghĩa của ngày cá tháng tư

Cá tháng tư là ngày được rất nhiều người đón nhận, theo một cuộc khảo sát nhỏ trên mạng internet, cho thấy số lượng người truy cập tìm hiểu về "trò đùa ngày Cá tháng Tư", "những chiêu dễ bị mắc lừa trong Ngày Cá tháng Tư" hoặc "Ngày Cá tháng Tư tại công sở" đã tăng vọt.

Những trò đùa chỉ từ đơn giản như việc, quên kéo khóa quần, quên thắt cà vạt, hay quên mang đồ... hay đến những trò đùa quái đản hơn của đám bạn như: vặn ngược đồng hồ, thông báo lịch thi cử, vặn khóa xăng xe máy... đều nhằm mục đích mang lại niềm vui trong ngày nói dối.

PV (t/h)