Điều trị ung thư não bằng tia laze

(SHTT) - Theo nghiên cứu tại Đại học y Michigan và Đại học Harvard (Mỹ) ở 360 bệnh nhân, tia laze có thể giúp bác sĩ phẫu thuật phân tích nhanh chóng tình trạng ung thư não và quyết định số lượng mô cần loại bỏ.

iều trị ung thư não bằng tia laze. Nghiên cứu được thực hiện ở Đại học y Michigan và Đại học Harvard (Mỹ) 

Các chuyên gia đã sử dụng kính hiển vi SRS mới ứng dụng công nghệ MRI cho nghiên cứu. Đây là một quyết định khó khăn vì biện pháp này vẫn chưa đảm bảo bệnh nhân sẽ không bị tái phát trở lại trong khi nguy cơ gây khuyết tật khá cao.

Tiến sĩ Daniel Orringer, một trong những nhà nghiên cứu tham gia dự án nhận xét ung thư não giống một đám mây, không khó để xác định trung tâm nhưng rất khó để phân biệt chính xác các cạnh. Những loại bệnh ung thư khác như ung thư ruột, bác sĩ có thể chỉ ra các mô xung quanh cần loại bỏ dễ dàng hơn. Nhưng trong não thì mọi mô đều quan trọng.

Các nhà nghiên cứu đã lấy các phần của mô não đưa đến phòng thí nghiệm để đông lạnh, nhuộm với thuốc nhuộm và sau đó phân tích. Quá trình này có thể mất 30-40 phút. Họ sử dụng laze bắn một chùm ánh sáng vào các mô, ánh sáng khúc xạ của laze thay đổi tùy thuộc vào nơi nó tiếp xúc. Laze giúp phân biệt tế bào ung thư và mô não bình thường dựa vào tính chất hóa học của hai loại tế bào này mang lại nhiều lợi ích cho quá trình khám và chữa bệnh của bác sỹ.  

Tia laze sẽ được sử dụng như một phương pháp mới để điều trị ung thư não.  

Karen Wischmeyer, giáo viên mầm non ở Michigan, Mỹ là bệnh nhân đã tham gia vào nghiên cứu này. Karen phát hiện bị ung thư sau khi bị động kinh nghiêm trọng vào giữa đêm hai năm trước. Nhưng sau khi trải qua phẫu thuật,các khối u vẫn chưa được loại bỏ hoàn toàn. Căn bệnh này khiến Karen lo lắng và thường xuyên phải hứng chịu những cơn đau. Cô đã phẫu thuật hộp sọ hai lần, chịu những cơn đau tột cùng trong tuần đầu tiên sau phẫu thuật và dành 4 tháng để phục hồi. Karen vẫn đi kiểm tra thường xuyên để đảm bão các khối u không tái phát.

Các thử nghiệm lâm sàng vẫn đang được tiếp tục thực hiện để nâng cao tính hiệu quả, an toàn và chính xác cho phương pháp này. Đây hứa hẹn sẽ là công nghệ mạng lại cơ hội mới cho bệnh nhân ung thư não.

Lê Phương