Nợ xấu hàng nghìn tỷ, chứng khoán giá bèo trách nhiệm Chủ tịch LienvietpostBank ở đâu?

Nợ xấu của LienVietPostBank tăng nhanh lên hơn 2 nghìn tỷ, Chủ tịch nhà băng ở đâu?

Báo cáo tài chính quý IV năm 2019 vừa được Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) công bố cho thấy nhiều nhóm nợ xấu tăng mạnh.

Cụ thể, nợ xấu nhất là nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) và nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) đều tăng rất mạnh vào thời điểm cuối năm 2019.

Theo đó, nợ xấu ở nhóm nợ nghi ngờ tăng từ 233,6 tỉ đồng lên 324, tỉ đồng và nợ xấu ở nhóm nợ có khả năng mất vốn thậm chí còn tăng từ 945,1 tỉ đồng lên 1.426,2 tỉ đồng, tương đương mức tăng tới 50,9% chỉ sau một năm.

Tân Chủ tịch LienvietpostBank

Như vậy, nếu so với tổng nợ xấu tại thời điểm cuối năm 2018 là hơn 1.680,4 tỉ đồng, con số nợ xấu (gồm nợ các nhóm 3, 4 và 5) cuối năm 2019 của LienVietPostBank là trên 2.030 tỉ đồng, tương đương mức tăng tới 20,8%.

Nhờ Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội, việc xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng đã và đang có nhiều chuyển biến tích cực.

Tuy nhiên, tiến trình xử lý nợ xấu của các TCTD, VAMC vẫn còn gặp nhiều vướng mắc, trong đó nổi cộm nhất là vướng mắc liên quan đến công tác triển khai, hướng dẫn từ các Bộ, ngành và địa phương.

Thậm chí tại một số địa phương, các cấp chính quyền và cơ quan hữu quan trên địa bàn chưa quyết liệt, thiếu đồng bộ trong việc triển khai Nghị quyết 42/2017/QH14, xem đây là lĩnh vực riêng của ngành Ngân hàng.

Bên cạnh đó là những khó khăn liên quan đến xử lý TSĐB của các khoản nợ xấu như thu giữ, bán đấu giá, thực hiện thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản và nộp thuế khi chuyển nhượng TSBĐ...

Nhìn từ LienVietPostBank và các ngân hàng nhỏ khác, các chuyên gia cho rằng, nợ xấu tăng chủ yếu do các ngân hàng này đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng của các hộ gia đình và cá nhân.

Dù các ngân hàng này đã tích cực trích lập dự phòng và xóa các khoản nợ xấu cũ, nhưng các khoản nợ xấu mới đang hình thành, khiến cho tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng.

Cổ phiếu LPB đang giao dịch dưới mệnh, có giai đoạn thậm chí còn không mua nổi 2 cốc trà đá, với khối lượng giao dịch rất èo uột, thậm chí nhiều phiên không có giao dịch.

Cổ đông còn tin tưởng lãnh đạo?

Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt (Lienvietpostbank) không lâu trước đây đã có thông báo về việc thay đổi nhân sự lãnh đạo chủ chốt trong ban quản trị.

Theo đó, tại cuộc họp Hội đồng quản trị định kỳ tháng 12, HĐQT ngân hàng đã thông qua đơn xin từ nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT của ông Nguyễn Đình Thắng theo nguyện vọng cá nhân.

HĐQT ngân hàng đã thống nhất bầu ông Huỳnh Ngọc Huy - Thành viên HĐQT hiện tại giữ chức danh chủ tịch nhiệm kỳ 2018 - 2023 từ hôm 30/12.

Ông Huỳnh Ngọc Huy sinh năm 1966, là thạc sĩ ngành tài chính Học viện Toulon Var (Pháp). Ông đồng thời là kỹ sư tin học tại Đại học Carleton (Canada) và đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, ngân hàng, tài chính, bất động sản…

Từ năm 2010 , ông Huy đã đảm nhiệm vai trò Chủ tịch HĐQT Công ty CP chứng khoán Liên Việt. Ngoài ra, vị lãnh đạo này hiện cũng là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc tại Công ty CP Liên Việt Holdings.

Lienvietpostbank hiện có vốn điều lệ 8.881 tỷ đồng. Quy mô tài sản của nhà băng này hiện tương đương với HDBank và VIB.

Tuy nhiên, Lienvietpostbank lại là ngân hàng tư nhân có quy mô mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch lớn nhất thị trường (540 điểm) thông qua các điểm bưu điện.