Dấu hiệu trẻ bị cúm A mẹ cần đưa đi khám ngay

Trước tình hình dịch cúm đang hoành hành, các mẹ cần phải chú ý nếu thấy con có những dấu hiệu mắc cúm A thì phải đưa đi bệnh viện ngay.

Gần đây dịch cúm bùng phát nguy hiểm quá các chị nhỉ. Em cũng đang chăm con nhỏ nên cứ nơm nớp lo sợ. Ngồi nhà đọc báo mà ngày nào cũng có tin hàng trăm trẻ em, người lớn nhập viện vì cúm mà sợ.

Hôm nay thấy thông tin,PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai) chia sẻ là, do sự biến đổi của khí hậu, thời tiết, nhất là ô nhiễm bụi mịn đỉnh điểm thì sức khỏe của con người, nhất là trẻ nhỏ bị ảnh hưởng không ít.

Bác sĩ Dũng chia sẻ, mỗi ngày các phòng khám nhi, bệnh viện tiếp đón 100 - 200 bệnh nhi đều có đặc điểm là cúm nhẹ, cúm nặng tới khám.



Theo ghi nhận, trong thời gian vừa qua đã có nhiều trường hợp bệnh nhân mắc cúm A tử vong nên mọi người phải thật cẩn thận, không được chủ quan trong việc bảo vệ sức khỏe bản thân và mọi người xung quanh. Đừng nghĩ đơn giản là cảm cúm bình thường, không đi khám mà tự mua thuốc uống sẽ có thể lấy đi tính mạng người bệnh bất cứ lúc nào đấy.

BS Dũng nhấn mạnh: "Bệnh cúm năm nào cũng có, tuy cúm A không nặng như H5N1, H1N1, H7N9 nhưng cúm A vẫn thành dịch được". Dưới đây là những triệu chứng bị cúm nghiêm trọng, cha mẹ thấy trẻ có thì nên đưa đi khám ngay.

Dấu hiệu ban đầu:

Hắt hơi

Sổ mũi

Nghẹt mũi

Sau khoảng 2 ngày tiếp xúc virus cúm, các triệu chứng sẽ tiến triển:

Sốt nhẹ rồi tăng dần (nguy hiểm nhất là trên 39 độ C).

Ớn lạnh

Ho

Đau họng

Đau tai

Chảy nước mắt mũi.

Mệt mỏi.

Kém ăn.

Tiêu chảy.

Dấu hiệu cúm A ở trẻ lớn hơn thì còn bị thêm đau các cơ, đau mỏi tay chân, đau họng.

Khi nào thì cần đưa trẻ nhập viện

Bệnh cúm thông thường sẽ khỏi sau 4 - 7 ngày, hết sốt nhưng vẫn có thể hơi ho. Trong khi đó, cúm A sẽ kéo dài hơn. Nếu không điều trị sớm có thể dẫn tới biến chứng viêm đường hô hấp trên hoặc gây viêm phổi nặng.

Do đó, nếu sau 4 - 7 ngày cúm, trẻ có những dấu hiệu cúm A cần phải nhập viện như dưới đây thì phải nhập viện gấp:

- Biến chứng viêm đường hô hấp: Viêm họng, thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi, hen phế quản kịch phát…

- Viêm nhiễm ngoài hô hấp: Viêm tai giữa, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim.

- Hội chứng Reye (gây sưng tấy trong gan và não) thường gặp ở trẻ 12-16 tuổi.

Đối với người lớn nếu cảm thấy cúm lâu ngày không khỏi, mệt mỏi hơn bình thường thì cũng nên đi khám càng sớm càng tốt.

Một số khuyến cáo từ bác sĩ

Hiện nay, giữa tâm bão dịch cúm, nhiều người có những hành động sai lầm cần phải lưu ý:

- Không tự ý mua thuốc về chữa cúm, nhất là dùng cho trẻ nhỏ kẻo gây ra hiện tượng kháng thuốc, nguy hiểm tới tính mạng trẻ. Chỉ dùng thuốc bác sĩ kê khi biết rõ trẻ bị cúm gì.

- Hạn chế cho trẻ ra ngoài đường, nếu bắt buộc phải ra thì nên mặc quần áo, bịt kín.

- Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn khi ra ngoài về, trước khi nấu ăn, ăn cơm, động vào người trẻ nhỏ

- Tiêm phòng cúm vì nó có thể làm giảm nguy cơ bị nhiễm virus từ 10-60%.

- Không khạc nhổ bừa bãi, ra ngoài đeo khẩu trang, hạn chế tới nơi đông người

- Tránh tiếp xúc gần với người bệnh hoặc người nghi nhiễm cúm.

- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, mở cửa sổ thoáng khí ở nơi làm việc

- Ăn uống khoa học, lựa chọn các loại thực phẩm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

- Nếu bị sốt cao hãy tự động cách ly người thân, đeo khẩu trang và tới bệnh viện khám, tránh lây lan cho người khác.

Tổng hợp : Webtretho