Triệu chứng nhiễm độc thủy ngân là gì?

(SHTT) - Nhiễm độc thủy ngân tủy theo mức độ khác nhau có thể gây nhiều tổn hại khác nhau cho cơ thể, thậm chí có thể dấn tới tử vong. Để nhận biết cơ thể nhiễm độc bằng các triệu chứng biểu hiện cụ thể như: sốt, thở khó, viêm miệng, lơ mơ, co giật, nôn ói và viêm ruột.

Đám cháy của công ty CP phích nước Rạng Đông đã làm dấy lên lo ngại về việc các khu vực xung quanh và khu vực xảy ra đám cháy có nguy cơ nhiễm độc thủy ngân. Vậy các triệu chứng nhiễm độc thủy ngân là gì? Và nhiễm độc thủy ngân nguy hiểm như thế nào?

Thủy ngân là một kim loại lỏng rất phổ biến trong đời sống sinh hoạt thường ngày.

Thủy ngân là một chất kim loại lỏng phổ biến thường được sử dụng để làm nhiệt kế. Về bản chất, thủy ngân là nguyên tố lỏng ít độc, nhưng các hợp chất và muối của nó lại rất độc. Đây là nguyên nhân gây ra các tổn thương não và gan khi con người tiếp xúc, hít thở hay ăn phải.

Cơ thể khi bị ngộ độc thủy ngân sẽ bị tấn công hệ thần kinh trung ương và hệ nội tiết, đồng thời ảnh hưởng tới miệng, các cơ hàm mặt và răng. Sự phơi nhiễm kéo dài gây ra các tổn thương não và gây tử vong. Nó có thể gây ra các dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Các dấu hiệu cụ thể để nhận biết cơ thể bị nhiễm độc thủy ngân:

Triệu chứng phổ biến của ngộ độc thủy ngân bao gồm bệnh thần kinh ngoại vi, trình bày như dị cảm hoặc ngứa, rát, đau, hoặc thậm chí một cảm giác tương tự như các loài côn trùng nhỏ bò trên hoặc dưới da (formication); đổi màu da (da, đầu ngón tay và ngón chân đỏ hồng); sưng; và bong da chết (bong tróc da).

Theo GS.TS Trần Hồng Côn, người bị nhiễm độc thủy ngân ở mức độ cấp tính có thể có những biểu hiện như: Bị viêm thận, đạm huyết tăng nhanh (4-5g ure/l); Giảm clo huyết; Nhiễm axit; Viêm loét miệng; Bỏng đường tiêu hóa; Nôn ra máu; Có thể xuất hiện cảm giác đau lan tỏa hoặc bong da bàn tay, bàn chân...; Bệnh nhân cũng cảm thấy khó thở, chuột rút, giật cơ, mê sảng, thường tử cong trong vòng 24-36 giờ.

Có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết việc cơ thể bị nhiễm độc thủy ngân. 

Đối với những người làm nghề liên quan đến thủy ngân, tiếp xúc với thủy ngân lâu năm với nồng độ thấp có thể xuất hiện các triệu chứng ở hệ tiêu hóa như: Viêm ruột; Xuất huyết đường tiêu hóa; Viêm lợi, kèm vị đắng khó chịu, viêm miệng, loét niêm mạc, có thể thấy đường viền thủy ngân màu xanh ở bờ răng lợi; Hệ thống thần kinh thường có hành vi run cố ý, đường hô hấp, đường tiết niệu… bị tổn thương.

Ở trẻ nhỏ, dấu hiệu nhiễm độc thủy ngân thường sẽ có biểu hiện mất ngủ, hay quên, tâm lý không ổn định, kém ăn, vẻ mặt luôn buồn bã.

Khi nhận thấy cơ thể hoặc người thân có những dấu hiệu bất thường trên, bạn đọc nên nhanh chóng nhờ tới sự giúp đỡ của các bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời.

Có thể ngăn ngừa việc nhiễm độc thủy ngân bằng những cách nào?

 

Vì thủy ngân có tính lan rộng ra ngoài không gian cao và chỉ cần hít thở phải không khí có chứa thủy ngân đã khiến cơ thể bị nhiễm độc. Do đó, ngày cả khi những người ở gần khu nhà máy Rạng Đông bị cháy chưa có dấu hiệu nhiễm độc cũng cần thực hiện các biện pháp ngăn ngừa nhiễm độc thủy ngân như sau:

- Mặc áo quần dài tay, che chắn thật kín để loại trừ tối đa nguy cơ hóa chất có khả năng bám dính vào cơ thể.

- Đeo khẩu trang có khả năng lọc khí độc nhưng vẫn đảm bảo có thể hít thở dễ dàng. Nên chọn những loại khẩu trang than hoạt tính đã qua kiểm định chất lượng để đảm bảo sức khỏe.

Ngoài ra, theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Hà Nội), mọi người cũng có thể sử dụng những thực phẩm sau trong những bữa ăn hằng ngày để giải độc thủy ngân và các chất kim loại nặng trong cơ thể, bao gồm:

  • Ăn 2-5 tép tỏi tươi mỗi ngày
  • Thêm rau mùi vào thực đơn ăn uống
  • Tăng cường bổ sung các loại quả mọng như cam, chanh, bưởi
  • Bổ sung mộc nhĩ vào chế độ ăn
  • Tăng cường các loại rau có màu xanh đậm vào bữa ăn
  • Cà rốt

Lâm An