Y học đã tìm ra cách phẫu thuật nứt đốt sống của thai nhi

Không phải thai nhi nào cũng có được cái may mắn là có sự phát triển toàn diện trong bụng mẹ. Với sự phát triển của các kỹ thuật thăm khám chuyên sâu các bác sỹ phát hiện ra thai nhi có những vấn đề như bị nứt đốt sống.

Và càng kỳ diệu hơn khi hiện nay việc phẫu thuật sửa đốt sống cho thai nhi ở trong bụng mẹ đã được thực hiện thành công.

Mới đây nhóm 30 bác sỹ đến từ BV ĐH College ở London đã thực hiện thành công ca phẫu thuật can thiệp cột sống trước khi chào đời vài tuần cho 2 thai nhi bị nứt đốt sống. Ca phẫu thuật kéo dài 90 phút, các bác sỹ gây mê làm thai nhi tê liệt tạm thời, sau đó mở 1 lỗ trên bụng và tử cung của thai phụ để tiếp cận với thai nhi rồi khâu lại vết hở trên cột sống. Ca phẫu thuật đã thành công đang mở ra cơ hôi mới cho hàng nghìn trẻ mắc chứng bệnh bẩm sinh này.

Các bác sỹ tiến hành khâu đốt sống cho thai nhi ngay từ khi thai còn trong bụng mẹ

Nứt đốt sống đươc hiểu là tình trạng tủy sống thai nhi phát triển không bình thường, tạo ra khoảng hở gây nguy cơ tàn tật nặng nề cho trẻ khi lớn lên. Đây là dạng tai biến bẩm sinh cao nhất thuộc nhóm biến chứng cột sống hiện này. Nếu căn bệnh này không được can thiệp trong bụng mẹ thì khi sinh ra em bé sẽ bị huyết tật trong tủy sống và xương cột sống, có thể dẫn tới rò rỉ dịch tủy khiến da lưng của trẻ bị phồng lên hoặc mở ra và gây ảnh hưởng đến sự phát triển của não. Trước đây những em bé sẽ phải đợi sinh ra rồi mới thực hiện phẫu thuật đặt ống dẫn dịch tủy. Việc phẫu thuật có nhiều biến chứng trong đó có cả liệt nửa người. Những em bé mắc bệnh này có tuổi thọ không cao.

Một em bé bị nứt đốt sống với những nốt phồng ở đốt sống

Cho đến nay y học chưa tìm được nguyên nhân cụ thể dẫn tới căn bệnh nứt đốt sống này. Có thể đây là do yếu tô về gene hoặc do bị thiếu axit folic trong thai kỳ. Vì vậy để hạn chế những rủi ro cho con các bà mẹ nên bổ sung axit folic trong thai kỳ một cách đầy đủ, thường xuyên và khoa hoc. Việc bổ sung axit folic có thể qua thực phẩm như các loại đậu, trái cây (đặc biệt là cam, chuối, dâu), các loại rau lá xanh, ngũ cốc, và các loại củ. Hoặc mẹ có thể uống các viên vitamin tổng hợp có axit folic giữa 2 bữa ăn. Bạn có thể uống chung với nước cam hoặc trái cây để làm tăng hấp thụ sắt. Lượng khuyến cáo vừa đủ cho mọi phụ nữ trong độ tuổi mang thai là 400 mcg/ngày. Mẹ nên bổ sung axit folic từ trước khi mang thai 3-6 tháng.