Kỳ Sơn - Nghệ An: Nuôi loại côn trùng là nguyên liệu để sản xuất máy bay, đồ điện tử, mỹ phẩm kiếm bộn tiền

(SHTT) - Nhiều năm qua bà con người Mông, người Thái ơ vùng biên giới Việt Nam – Lào qua địa phận huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An vẫn duy trì nghề nuôi cánh kiến đỏ cho thu nhập gấp hàng chục lần trồng rừng.

Cánh kiến đỏ là loại côn trùng rất nhỏ, sống ký sinh ở các cây chủ. Nhựa cánh kiến đỏ đặc biệt được ưa chuộng và có nhu cầu cao trên thị trường. Trong y học, nó có tính thanh nhiệt, giải độc. Trong công nghiệp, nhựa cánh kiến dùng để làm phẩm màu, sơn và mạ những sản phẩm đòi hỏi chịu nhiệt, acid và tác động của khí hậu khắc nghiệt. Sản phẩm từ cánh kiến còn được sử dụng trong ngành hàng không để sản xuất, chế tạo máy bay, đồ điện tử cao cấp; dùng rộng rãi trong dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm...

 

Từ những năm 90 của thế kỷ trước, nghề nuôi cánh kiến đỏ xuất hiện ở huyện biên giới Kỳ Sơn (Nghệ An). Ban đầu, chỉ số ít hộ nuôi, sau đó, nhận thấy giá trị của cánh kiến đỏ có thể giúp người dân vùng cao thoát nghèo. Thời điểm đó, Kỳ Sơn có hàng trăm ha nuôi cánh kiến. Nghề nuôi cánh kiến đỏ xuất hiện ở nhiều xã, Nậm Cắn, Phà Đánh, Keng Đu, Huồi Tụ… Nhiều hộ dân đã thoát nghèo, thậm chí trở nên khá giả nhờ cánh kiến.Cánh kiến đỏ sống trên nhiều cây chủ, gồm các loại cây có nhựa như pịt niệng, đậu thiều, cọ khiết, cọ phèn, thậm chí cả cây sung, cây vả cũng nuôi được. Nhựa cánh kiến là phần dịch do kiến tiết ra trên thân cây… 

 

Ở Kỳ Sơn, người dân chủ yếu trồng cây pịt niệng để nuôi cánh kiến đỏ. Nghề này không đòi hỏi quá cầu kỳ. Từ tháng 4, bà con bắt đầu thả giống, cấy rệp cánh kiến đỏ vào thân cây chủ, rệp dần lan rộng và bám khắp cành cây thành những mảng màu trắng, đến tháng 10 thì thu hoạch, hoặc gối vụ từ cuối năm sang mùa Hè năm sau.Hiệu quả từ việc nuôi cánh kiến đỏ trên cây thân chủ thấy là thấy rõ, nhưng điều khiến nhiều người băn khoăn là diện tích nuôi cánh kiến đỏ tại các địa phương ở Nghệ An vẫn còn quá ít, cần có sự quan tâm giúp của các cấp các ngành hỗ trợ nhân dân để phát triển nghề muôi cánh kiến đỏ phát triển, bởi nuôi cánh kiến đỏ không phức tạp, không khó lắm, đầu tư it mà có thu nhập ổn định hơn một số cây trồng khác ở miền núi. Là một trong những nghề đã giúp nhiều gia đình người dân tộc Thái, Mông ở huyện Kỳ Sơn có thêm thu nhập xóa đói, giảm nghèo vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.

Nguyễn Khang