GlobalFoundries kiện IBM sử dụng bí mật thương mại bất hợp pháp

(SHTT) - Công ty GlobalFoundries mới đây đã đệ đơn kiện tập đoàn International Business Machines (IBM) với cáo buộc thu lợi từ mảng kinh doanh chip trong khi công ty đã tách ra gần 8 năm trước.

Theo đơn kiện được nộp tại New York vào ngày 19/4, IBM đã sử dụng các bí mật thương mại mà GlobalFoundries đã mua vào năm 2015 để thực hiện các thỏa thuận cấp phép gần đây với Intel Corp. và Rapidus Corp. GlobalFoundries nói rằng: "IBM đang nhận được hàng trăm triệu đô la tiền thuê bao và các lợi ích khác một cách không công bằng”.

Cuộc chiến pháp lý bắt nguồn từ việc chuyển giao đơn vị sản xuất chip của IBM cho GlobalFoundries, một nhà sản xuất linh kiện bán dẫn theo hợp đồng. Việc kinh doanh không có lãi và IBM đã trả 1,5 tỷ đô la để bán tài sản, nhưng nó đi kèm với rất nhiều bằng sáng chế. Theo thỏa thuận, GlobalFoundries trở thành nhà cung cấp độc quyền của IBM cho một số bộ xử lý công suất trong 10 năm tới. Sau đó, IBM kiện GlobalFoundries vì vi phạm hợp đồng.

GlobalFoundries đang yêu cầu bồi thường thiệt hại và phán quyết ngăn IBM kinh doanh bằng cách sử dụng các bí mật thương mại.

Đáp lại, IBM cho biết trong một tuyên bố: “GlobalFoundries đã đệ đơn kiện vô ích này sau khi tòa án đã từ chối nỗ lực của công ty này để bác bỏ các yêu sách về gian lận và vi phạm hợp đồng hợp pháp của IBM".

 

Đơn kiện này đặt một tâm điểm cho nguồn thu quan trọng của IBM: cấp phép sở hữu trí tuệ. Công ty có trụ sở tại Armonk, New York sử dụng lượng bằng sáng chế tích trữ của mình để tạo ra dòng thu nhập biên cao, kiếm được khoảng 28 tỷ đô la kể từ năm 1996. Công ty tiên phong về điện toán vốn đã là công ty nhận được số tiền bồi thường sở hữu bằng sáng chế lớn nhất Hoa Kỳ, tuy nhiên nó đã trượt xuống vị trí thứ hai vào năm ngoái.

Trong vụ kiện của mình, GlobalFoundries cho biết “tham vọng cấp phép vô độ” của IBM đã dẫn đến việc cung cấp công nghệ tiên tiến cho các công ty Trung Quốc và đề xuất chống lại những cải cách của Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Hoa Kỳ để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Trong một cuộc phỏng vấn ngày 19/4, giám đốc điều hành IBM, Arvind Krishna nói ông là người ủng hộ mối quan hệ thương mại tốt hơn với Trung Quốc ở các lĩnh vực ngoài phạm vi của Ủy ban đầu tư nước ngoài tại Hoa Kỳ, vốn hạn chế xuất khẩu một số công nghệ liên quan đến quốc phòng và quân sự.

Krishna cho rằng IBM biết giới hạn của mình khi bàn các hạn chế thương mại. Đồng thời khẳng định IBM không trả bất kỳ khoản tiền cho ủy ban hành động chính trị hoặc chính trị gia, tuy nhiên, công ty là thành viên của các tổ chức thương mại.

GlobalFoundries bày tỏ lo ngại về việc IBM xin giấy chứng nhận được chính phủ cấp cho các nhà sản xuất chip. Luật liên bang được thông qua vào năm ngoái sẽ cung cấp hàng tỷ đô la để thúc đẩy sản xuất và nghiên cứu chất bán dẫn ở Hoa Kỳ.

Theo GlobalFoundries, IBM cũng đã bắt đầu "hàng loạt các nhà kỹ sư sản xuất bán dẫn có trình độ cao nhất của GF", việc này đã leo thang kể từ khi Rapidus được công bố vào năm 2022.

Để tập trung vào phần mềm và dịch vụ, IBM đã thoái vốn một số doanh nghiệp trong những năm gần đây, bao gồm đơn vị cơ sở hạ tầng được quản lý Kyndryl Inc. và một phần tài sản Watson Health của công ty. IBM cũng đang xem xét việc bán bộ phận Kênh thời tiết của mình. Công ty báo cáo kết quả hàng quý vào ngày 19/4.