Nghệ nhân Việt giữ gìn tinh hoa ẩm thực dân tộc

(SHTT) - Tại sự kiện quảng diễn những món ăn đặc sắc thuộc nhiều vùng miền tại Nam Định, các nghệ nhân từ khắp các tỉnh thành miền Bắc đã hội tụ và mang đến những món ẩm thực mang đậm dấu ấn văn hóa địa phương. Đây cũng là sự thể hiện những nỗ lực gìn giữ tinh hoa ẩm thực Việt.

Nằm trong chuỗi sự kiện Hành trình khảo sát xây dựng si sản văn hóa ẩm thực tiêu biểu 5 tỉnh thành phía Bắc, thuộc Dự án 100 món ẩm thực tiêu biểu Việt Nam (Giai đoạn 2022-2024), được tổ chức bởi Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt nam (VCCA), vào chiều ngày 25/3 vừa qua, tại Nam Định đã diễn ra chương trình giao lưu, quảng diễn những món ăn đặc sắc nhiều vùng miền.

 

Các du khách khi tới tham gia chương trình không chỉ được thưởng thức hương vị những món ăn 'chuẩn vị' mà còn có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về các món ăn.

Một trong những món ngon nhận được sự chú ý nhất tại sự kiện chính là món phở bò trứ danh của vùng đất Nam Định.

Món phở bò "chuẩn vị" Nam Định được giới thiệu tại Chương trình được thực hiện bởi các đầu bếp Đồng Văn Quang đến từ Khánh sạn Nam Cường.

Chia sẻ về món ăn, anh Quang cho biết, để làm được một tô phở bò ngon cần có kinh nghiệm và sự nhạy bén của giác quan. Yếu tố quan trong nhất của một tô phở chính là nước dùng. 

Nước dùng ngon khi có thể thấy được hương thơm thoang thoảng của nước xương bay qua. Nếu nước dùng xuất hiện váng mỡ là thấy ngậy, hoặc hơi sực mùi trước mắm, biết ngay là mặn, hay hương nặng vị hỏ mục nóng, ất là xương ninh quả nhu, nước sẽ đục. 

Đầu bếp Đồng Văn Quang say mê chuẩn bị món phở bò trứ danh của thành Nam 

Chia sẻ về công thức làm nước dùng chuẩn vị phở bò Nam Định, đầu bếp Đồng Văn Quang cho biết, theo như cụ Cồ Úc từng dậy học trò, trước hết phải cạo hết thị bám vào xương ống. Nước luộc mẻ đầu phải đổ đi để nước dùng khỏi bị nhiễm mùi hôi của xương bò. Nước luợc lần thứ hai mới dùng làm nước lèo. Gùng và cả hành là nướng cũng được cho vào làm thơm và trị vị ngậy. Khi nước sôi thì giảm bớt lừa rồi vớt bọt. Tiếp theo cho thêm một ít nước lạnh đun đến khi sôi lại, rồi lại với bọt thêm cho đến khi nước trong không còn cặn bọt nữa mới thôi. Gia vị cho thêm vào sau đó, chủ yếu là nước mắm ngon vừa đủ dậy mũi và nước ngọt mà không bị chát...

 

Tại sự kiện quảng diễn những món ăn đặc sắc thuộc nhiều vùng miền, món phở bò Nam Định đã nhận đước rất nhiều sự chú ý của thực khách cũng như sự đánh giá cao của các chuyên gia ẩm thực.

Cùng góp mặt tại sự kiện, Nghệ nhân Lê Văn Khánh, Tổng Bếp trưởng của Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình mang đến món cá lăng kho lá trà cổ thụ và cơm niêu. Với cách bài trí vô cùng bắt mắt, món ăn này gây ấn tượng bởi hình ảnh của con rồng được tạo tác bởi bí đỏ đang trong tư thế bay lên.

 

Cũng tại đây, đồng bào dân tộc Tày tại xã Thái Hải (Thái Nguyên) đã giới thiệu tới du khách những món ăn đặc sản như thịt gác bếp, lạp xưởng cùng các gia vị mang đậm hương sắc núi rừng. 

 

Bên cạnh các món ăn truyền thống, đồng bào dân tộc Tày cũng mang tới các gian hàng giúp khách tham quan có cơ hội tìm hiểu về những nét văn hóa, tập tục truyền thống của đồng bào dân tộc Tày.

 

Nhóm các nghệ nhân chia sẻ, chương trình không chỉ là cơ hội giới thiệu về các món ăn của người Tày mà còn là dịp để quảng bá những nét văn hóa đã in sâu vào trong tiềm thức của đồng bào dân tộc Tày. 

Được biết, Hành trình khảo sát xây dựng di sản văn hóa ẩm thực tiêu biểu 5 tỉnh phía Bắc là một trong những dự án của Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam (VCCA) trong 3 năm tới để có thể định chuẩn, sơ lược tìm kiếm trong dân gian những món ăn sớm bị mai một để bảo tồn, phát triển.

Đây cũng là tâm huyết của nghệ nhân dân gian các vùng miền, muốn gìn giữ trao truyền cho thế hệ trẻ để không bị thất truyền. Đặc biệt, đối với các địa phương đang đẩy mạnh phát triển du lịch thì không thể thiếu được ẩm thực, chính ẩm thực mới là yếu tố để du khách nhớ địa danh nhiều hơn. 

Thái Bình